Nhiều hệ luỵ khôn lường về sức khoẻ, chất lượng sống đeo bám những người bán thận.
Bán thận xong mới thấy hối hận
Đầu năm 2019, ca mổ bán thận của Lê Văn Tú (SN 1989, quê Thanh Hoá) diễn ra tại bệnh viện 103. Trước khi nhập viện, “cò” Hạnh (quê Thái Nguyên) đã cẩn thận trấn an: “Không sao đâu, mổ xong vẫn sinh hoạt bình thường. Chẳng ai chết vì bán thận cả”. Nghe nói vậy, Tú yên tâm phần nào.
Khi đó, để vững tâm hơn, Tú nghĩ đến tiền, đến phần thưởng sẽ nhận lại sau “thương vụ” này là 260 triệu đồng. Có nằm mơ Tú cũng không nghĩ sẽ sở hữu nó chóng vánh đến thế.
Nhưng mọi chuyện chỉ bắt đầu khi ca mổ kết thúc. Liên tục nhiều ngày sau đó, Tú gần như nằm liệt giường. “Mổ xong đau đến mức 3 ngày nằm bệt một chỗ, người ta chuyển ra nằm như thế nào thì nằm nguyên như vậy; không nhúc nhích, không cử động được. Lúc đấy mới thấy hối hận, vì đau quá. – Tú kể lại với PV Báo Lao Động.
Sau khi mổ xong là chuỗi ngày Tú phải cầm cự với thuốc để giảm đau, tránh nhiễm trùng và biến chứng cho vết mổ. Cứ như vậy suốt 2 tháng trời, sức khoẻ của Tú mới có dấu hiệu hồi phục.
“Gọi là hồi phục cho đỡ xót chứ bản thân em cũng biết, cơ thể mình vĩnh viễn không còn được như trước” – Tú nói.
Theo lời kể của chàng trai quê Thanh Hóa, sau khi mất đi một quả thận, sức khoẻ của Tú giảm sút rõ rệt, không làm được việc nặng nữa và rất nhanh xuống sức.
“Thấy mình như vậy nên cũng chẳng ai dám thuê mướn làm việc gì, cứ quanh quẩn ở nhà ăn bám ông anh. Đã thế, thỉnh thoảng, vết mổ lại giở chứng, đau nhức vô cùng” – Tú vừa nói, vừa vạch áo, chỉ vào thớ thẹo đã hằn lên ở góc trái thân người.
Còn về số tiền 260 triệu đồng bán thận, Tú thật thà nói đã tiêu hết: “Mình thế này giờ có làm được việc gì đâu. Có ai thuê mướn gì đâu. Cứ ăn tiêu rồi cũng hết”. Sau 2 năm lên bàn mổ, Tú gần như quay trở lại thời kỳ phải “chạy ăn từng bữa”. Muốn mua thứ gì giá trị, là lại phải đi vay…
Những trường hợp vừa tổn hại sức khoẻ, vừa không giữ được tiền như Tú không phải là hiếm với những ca bán thận. Cuối năm 2018, Hoàng – một thành viên trong “trại nuôi người lấy thận” ở Long Biên cho biết bán thận với giá 180 triệu nhưng rồi trả nợ, cờ bạc cũng mau chóng hết sạch.
Không chỉ vậy, chỉ 1 tháng sau ngày bán thận, thì quả còn lại của Hoàng cũng đã bị suy cấp độ 1. Năm nay, dù mới chưa đầy 30 tuổi nhưng sức khỏe của thanh niên này rất yếu. Cứ trái gió, trở trời là Hoàng mệt, không làm được việc nặng.
“Bây giờ em chỉ cần vác cái gì nặng hoặc chạy tầm trăm mét là một lúc sau người em nhún hết lại” – Hoàng nói.
Vòng tròn luẩn quẩn
Trong giới buôn bán nội tạng có một vòng tròn luẩn quẩn. Rất nhiều trường hợp sau khi đã bán thận thành công, chỉ một thời gian sau, lại trở thành “cò” thận. Bởi khi đã trực tiếp trải nghiệm, thông thuộc của quy trình, họ nghĩ rằng môi giới bán mua bán thận là công việc đơn giản mà siêu lợi nhuận.
Nguyễn Đức Thắng (SN 1989, Ứng Hòa, Hà Nội) là chủ “trại thận” ở Long Biên. Tháng 1.2018, Thắng chính thức bán đi một bên thận của mình với giá 250 triệu đồng. Ngay sau khi bán thận thành công, thấy lợi nhuận quá lớn, Thắng quyết định trở thành một “cò mồi” thực thụ.
Công việc chủ yếu của Thắng và đàn em là săn tìm người có nhu cầu bán thận trong các hội, nhóm kín trên mạng xã hội. Khi đã tìm được “con mồi”, Thắng sẽ lôi kéo họ về “trại” của mình tại căn nhà 4 tầng ở 63/66 Ngọc Lâm (Long Biên, Hà Nội), rồi kết nối với những người có nhu cầu ghép thận để ăn chênh lệch. Mỗi quả thận môi giới thành công, Thắng hưởng lợi từ vài chục đến cả trăm triệu đồng.
Cuối tháng 12 năm 2018, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Công an quận Long Biên đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can Nguyễn Đức Thắng về tội danh Mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người.
Theo Trung tá Đào Minh Khanh (Công an quận Long Biên, Hà Nội) cho biết: “Ít nhất đối tượng này đã môi giới để ghép cho 15 ca”.
Mới đây vào tháng 7.2020, Cơ quan công an quận Hà Đông đã tiến hành bắt giữ và khởi tố đối với Nguyễn Mạnh Thắng (SN 1987, trú ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) và Lê Xuân Lĩnh (SN 1982, trú ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An) cùng về tội danh “Mua bán bộ phận cơ thể người”.
Cả Thắng và Lĩnh đều đã từng bán thận. Sau đó, khi nhận thấy công việc môi giới mang lại lợi nhuận lớn, hai đối tượng chính thức trở thành “cò” buôn thận. Theo tìm hiểu, khi tìm được người có nhu cầu bán, Thắng và Lĩnh sẽ chốt giá từ 250 – 300 triệu đồng/quả thận. Sau đó, phía đầu mua, các đối tượng sẽ làm giá từ 430 – 500 triệu đồng/quả thận để hưởng lợi.
Điều đáng nói, tất cả các hoạt động mua bán, môi giới đều được những tay “cò mồi” núp dưới chiêu bài “hiến thận tự nguyện”. Và rất nhiều những phi vụ “khủng” đã “chui lọt lỗ kim”, vượt qua những quy trình kiểm tra tưởng như gay gắt nhất để ngã giá trên cơ thể con người.
Theo friend.com.vn Trịnh Hoà Bình – Giám đốc Trung tâm Điều tra dư luận xã hội (Viện Xã hội học) nhận định: “Những hệ quả đến với người bán thận bởi cách nghĩ thiển cận. Họ chỉ thấy những cái lợi trước mắt, với tư tưởng “mưa lúc nào mát mặt lúc ấy” hay ọp ẹp yếu đau vẫn hơn chết hẳn. Những cái lợi như tiền bạc dù lớn đến mấy mà đến trong cách nghĩ thiển cẩn như vậy rồi cũng sớm tiêu tán mà thôi”.
Đồng thời, cũng theo vị chuyên gia xã hội học, trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển, những loại tội phạm mới cũng nảy sinh nhiều hơn. Từ bán thận rồi lại trở thành cò thận, con người ta có thể “năng động” hơn nhưng cũng độc ác hơn, khiến cho những nghĩa cử cao đẹp bỗng chốc bị giảm đi rất nhiều ý nghĩa nhân văn của nó.
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- Chia sẻ Tài khoản VIP HDViet 2021 ( mới nhất )
- Tiêu Chuẩn Việt Nam về Thang Máng Cáp – TCVN 9208:2012
- Đâu là app đặt đồ ăn tốt nhất? – Đừng bỏ quên 5 app thú vị này Ứng dụng,Tiện ích
- Mua bản quyền sách nước ngoài: Chuyện không dễ | Mai Vàng | Báo Người Lao Động Online
- Top 13 Phần Mềm Dò Tìm Pass Wifi 100% Thành Công Mọi Nơi Cực Kì Đơn Giản