Khi nói đến điện tử thì không thể không nói đến diode phát sáng hay còn gọi tắt là LED. Khi bạn sử dụng nó để chỉ thị, liên lạc, chiếu sáng hoặc chỉ để cho mạch của bạn nhìn ngầu hơn thì LED cũng đều có một điểm chung là không thể điều chỉnh dòng điện. Nếu không giới hạn dòng điện thì LED sẽ dần dần bị hư. Để giải quyết vấn đề này, thường người ta sẽ sử dụng điện trở (có kích thước phù hợp) mắc nối tiếp với LED.
Trong các ứng dụng công suất cao bạn cũng có thể bắt gặp bộ nguồn giới hạn dòng điện hoặc các IC giới hạn dòng điện.
Công thức tính trở cho LED
Nếu bạn đã quên định luật Ohm thì chúng ta hãy nhắc lại một chút. Định luật này xác định mối quan hệ giữa điện áp, điện trở và cường độ dòng điện với công thức V=I x R. Nếu bạn có hai yếu tố thì bạn có thể tính được yếu tố thứ ba còn lại. Chúng ta có thể lấy ví dụ điện áp nguồn là 9V, một điện trở không biết giá trị và một con LED với điện áp chuyển tiếp là 2,4V và cường độ dòng điện định mức là 20 mA. Khi các linh kiện này được mắc nối tiếp, mỗi linh kiện sẽ có cùng một lượng dòng điện đi qua. Vì thế nếu LED tiêu thụ 20mA thì điện trở cũng vậy. Một định luật khác cũng được áp dụng với các linh kiện mắc nối tiếp là tổng điện áp trên mỗi linh kiện sẽ bằng điện áp nguồn. Như vậy nếu điện áp nguồn của mạch là 9V, điện áp của LED là 2,4V thì ta sẽ lấy 9 trừ đi 2,4 để ra được điện áp của điện trở là 6,6V. Tiếp theo đó chúng ta sẽ áp dụng định luật Ohm. Bởi vì chúng ta chưa biết điện trở có giá trị bao nhiêu nhưng đã biến điện áp của nó là 6,6V và dòng điện là 0,02A (20mA). Như vậy có thể tính dựa theo công thức: 6,6V = 0,02A x R Đảo lại chúng ta sẽ có R = 6,6V / 0,02A = 330ΩCó thể tóm gọi là công thức R = (V nguồn – V led) / I ledNhư vậy chúng ta đã tính được điện trở. Vẫn còn một bước nữa bởi vì không phải điện trở có giá trị 330Ω nào cũng có thể sử dụng được. Chúng ta sẽ cần điện trở đáp ứng hoặc vượt mức công suất tiêu tán. Công suất của điện trở có đơn vị là W. Công thức tính là P = I x VNhư vậy với điện trở có I = 0,02A và V = 6,6V ráp vào công thức trên ta cóP = 0,02 x 6,6 = 0,132 W (132mW) là công suất tiêu tán của điện trởThường thì giá trị phổ biến hay gặp ở điện trở là 1/4W hay 0,25W là phù hợp. Sử dụng điện trở có điện áp cao hơn vẫn được nhưng giá sẽ mắc hơn.
Phần mềm tính điện trở cho LED
Ngoài ra để tính nhanh điện trở cho led không cần công thức rườm rà bạn có thể sử dụng phần mềm trên Google Play của smartphone. Bạn gõ từ khóa tìm kiếm là LED Resistor CalculatorNếu bạn đang truy cập trên điện thoại có thể vào thẳng link này
Ở dòng Voltage Input bạn nhập điện áp nguồn (theo đơn vị V)Ở dòng LED Voltage bạn nhập điện áp của LED (theo đơn vị V)Ở dòng LED Ampere bạn nhập giá trị cường độ dòng điện của LED (theo đơn vị mA)Ngoài ra bạn có thể thấy 3 lựa chọn là Single, Series và Parallel nếu bạn chỉ có một LED thì bạn chọn Single còn nếu nhiều led mà mắc nối tiếp thì chọn Series, mắc song song thì chọn Parallel. Với 2 trường hợp sau thì có thêm dòng LED number để bạn điền số lượng LED vào.Cuối cùng bạn nhấp Calculate để tính giá trị.Phần mềm sẽ trả kết quả điện trở cho LED bằng số màu xanh rất to bên trên. Đồng thời có gợi ý giá trị điện trở và công suất phù hợp bằng chữ màu vàng bên dưới.
Nếu bạn muốn mua điện trở hoặc các linh kiện điện tử khác đừng quên tham khảo các sản phẩm tại Điện Tử Tương Lai hoặc liên hệ với đội ngũ hỗ trợ
Email liên hệ: [email protected]
Bạn có thể tham khảo điện áp của từng màu led theo bảng trên.
Tư vấn: 0979 466 469 (Viettel) / 0938 128 290 (Mobi)
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- Câu điều kiện trong câu tường thuật
- Mực Bento Thái Lan có độc không? Trẻ ăn nhiều mực Bento liệu có nguy hiểm? – Hoc11.vn
- Cách tải Driver toolkit 8.5 full crack bản chuẩn LINK NGON
- Cách hack Game Clash of clan đơn giản thành công đến 99,99%
- Cách Giới Hạn Thời Gian Gọi Trên Iphone, Samsung, Oppo với Call Timer