Chế độ Sleep trên máy tính là một tính năng vô cùng hữu ích đối với người dùng hiện nay. Tuy nhiên vẫn có nhiều người ý kiến rằng trên laptop của họ chế độ này hoạt động không được ổn định hoặc máy tính không Sleep được. Mời bạn tham khảo bài viết bên dưới để tham khảo cách khắc phục lỗi này một cách đơn giản và nhanh chóng.
1. Sử dụng Troubleshooting
Bước 1: Mở Control Pannel > Chọn Troubleshooting.
Mở Control Pannel và chọn Troubleshooting
Bước 2: Click chọn View All để xem toàn bộ các tiến trình.
Click chọn View All
Bước 3: Lựa chọn lần lượt Power và System Maintenance để hệ thống tìm lỗi.
Lựa chọn lần lượt Power và System Maintenance để hệ thống tìm lỗi
Bước 4: Nhấn Next để tiếp tục.
Nhấn Next để tiếp tục
Đợi hệ thống tìm kiếm lỗi.
Hệ thống đang tìm lỗi
Bước 5: Quá trình kết thúc, bạn nhấn Close để đóng cửa sổ.
Nhấn Close để đóng cửa sổ khi quá trình kết thúc
2. Thay đổi cài đặt Power Plan
Bước 1: Vào Start Windows > Chọn Settings.
Vào Start Windows và chọn Settings
Bước 2: Nhấn vào System.
Nhấn vào System
Bước 3: Trong tab Power & options > Chắc chắn chế độ Sleep được chọn giá trị > Chọn Additional power settings.
Tùy chỉnh và chọn Additional power settings.
Bước 4: Click chọn Change plan settings.
Chọn Change plan settings
Bước 5: Kích chọn Changed advanced power settings.
Chọn Changed advanced power settings
Bước 6: Chuyển chế độ Allow hybrid sleep sang “ON” và USB Selective suspend sang “Enabled“.
Chuyển mọi chế độ sang ON
Sau đó bạn khởi động lại máy và kiểm tra kết quả.
3. Kiểm tra Power Requests
Bước 1: Gõ CMD vào mục Tìm kiếm > Nhấn Run as Administrator để mở bằng quyền Admin.
Nhấn Run as Administrator để mở Command Prompt bằng quyền Admin.
Bước 2: Nhận lệnh “powercfg -requests” trong cửa sổ Command Prompt > Nhấn Enter.
Nhận lệnh
Nếu nhìn thấy SRVNET nghĩa là có một yêu cầu dịch vụ được gửi đến bởi ứng dụng nào đó đang chạy. Bạn có thể kiểm tra ứng dụng nào đang chạy từ Task Manager và đóng ứng dụng lại.
Trình Command Prompt
Sau khi thao tác xong, bạn khởi động lại thiết bị mà xem kết quả đã được khắc phục hay chưa. Nếu chưa, mời bạn tham khảo một số cách ở dưới.
4. Update Driver Chipset
Việc kiểm tra xem driver trên thiết bị của bạn là một điều vô cùng cần thiết, trong đó quan trọng nhất vẫn là Driver Chipset. Ta truy cập vào trang chủ nhà sản xuất máy tính Windows 10 của bạn để tìm kiếm Driver Chipset hoặc bạn có thể nhờ đến các công cụ cập nhật rriver tự động.
– Kiểm tra số phiên bản và ngày sửa đổi lần cuối: Tải tiện ích DriverView từ Nirsoft TẠI ĐÂY để có thể kiểm tra được số phiên bản, ngày cài đặt, ngày tạo hoặc sửa đổi và chữ ký số của driver.
– Cập nhật driver:
Bước 1: Nhập Decive vào phần Tìm kiếm > Nhấn Open để mở Decive Manager.
Nhấn Open để mở Decive Manager
Bước 2: Nhấn Chuột phải vào diver > Chọn Update driver.
Nhấn Chuột phải vào diver và chọn Update driver
– Kiểm tra trang web của nhà sản xuất: Truy cập vào các trang web cung cấp diver đều hỗ trợ và liệt kê các driver tương thích với số phiên bản trên máy tính của bạn. Sau đó bạn hãy lưu lại trang và kiểm tra các driver định kỳ.
Sau đó bạn tiến hành khởi động lại máy và kiểm tra kết quả.
5. Kiểm tra tính tương thích của các thiết bị
Một số trường hợp có thể xảy ra đó là một số thiết bị kết nối với máy tính của bạn không tương thích với phiên bản Windows 10. Vì thế cho nên nhà sản xuất đã phát hành bản cập nhật vá lỗi trước khi ra phiên bản mới hơn. Các thiết bị bao gồm như: máy in, máy scan, game console, webcam, v.v…
Bạn nên truy cập vào trang web của nhà sản xuất xem có vấn đề gì không tương thích hay không. Nếu không có thì bạn thử ngắt kết nối với thiết bị khác để xem còn vấn đề với chế độ Sleep không.
Kiểm tra tính tương thích của các thiết bị
6. Khởi động lại máy tính ở chế độ Safe Mode
Bước 1: Nhấn giữ nút Shift > Trỏ chuột vào nút Start.
Nhấn giữ nút Shift và trỏ chuột vào nút Start
Bước 2: Nhấn vào nút Nguồn > Chọn Restart.
Nhấn vào nút Nguồn và chọn Restart.
Bước 3: Click chọn Troubleshoot.
Click chọn Troubleshoot
Bước 4: Bạn click chọn Advanced options.
Bạn click chọn Advanced options
Bước 5: Click chọn Startup settings.
Click chọn Startup settings
Bước 6: Nhấn vào Restart.
Nhấn vào Restart
Bước 7: Tùy chọn các Safe Mode bạn mong muốn.
– Nhấn phím 4 để khởi động Windows 10 ở chế độ Safe Mode tiêu chuẩn.
– Nhấn phím 5 để khởi động Windows 10 ở Safe Mode with Networking.
– Nhấn phím 6 để khởi động Windows 10 ở Safe Mode with Command Prompt.
Tùy chọn các Safe Mode bạn mong muốn
Một số mẫu laptop giúp bạn làm việc hiệu quả đang kinh doanh tại Thế Giới Di Động:
Bài viết trên đã hướng dẫn bạn một số cách khắc phục lỗi máy tính Windows không có chế độ Sleep. Chúc bạn thực hiện thành công, cảm ơn bạn đã theo dõi.
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- Cách chỉnh thanh taskbar nằm dọc, ngang trên windows 7/8/10
- Mẹo kiểm tra iPhone Lock thuộc nhà mạng nào chính xác đến 99.99% Thủ thuật
- TPBVSK – Tinh bột hẹ Heta-Q Hết táo bón – Tăng đề kháng
- Cách khắc phục lỗi MTP USB Device Driver cho điện thoại Android – friend.com.vn
- Top 5 đơn vị cung cấp xe ô tô mini 2 chỗ chạy xăng uy tín, chất lượng – friend.com.vn