Những “thị dân” Tam Kỳ, gần như cả cuộc đời mình, họ chứng kiến từng bước chuyển, dẫu nhỏ nhất, của một đô thị tỉnh lỵ.Bạn đang xem: Tam kỳ có 3 cái kỳ
Đường Nguyễn Du (nơi có Trường Nữ Trung học Quảng Tín sau là THPT Trần Cao Vân, địa điểm Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam bây giờ) xưa và nay. Ảnh: facebook HẢI HOÀNG – THÀNH CÔNG
Ký ức 20 năm
Sống ở Tam Kỳ từ xưa đến nay, nên ông Trần Đình Lập – người dân khối phố Mỹ Thạch Tây, phường Tân Thạnh, đã được chứng kiến sự phát triển, thay đổi của thành phố tỉnh lỵ. Những ký ức về một huyện Tam Kỳ, sau này là thị xã Tam Kỳ vẫn còn in đậm trong tâm trí ông. Quê gốc ở xã Tam Thanh, sau này lập gia đình, ông chuyển lên trung tâm sinh sống. Một đô thị Tam Kỳ cách đây 20 năm, theo ông là “chẳng có gì”, toàn thấy ruộng đồng mênh mông. Cả Tam Kỳ chỉ có 3 con đường “nhìn được” là Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng và Trần Cao Vân, còn những con đường khác thì vừa nhỏ, vừa nhếch nhác. Nhà cửa trong phố, rất hiếm tìm được nhà 2 tầng. Nhà hàng, khách sạn lại càng hiếm. Ông Lập cho biết, người dân thường nói đùa với nhau rằng, cái “kỳ” nhất trong “3 cái kỳ” của đô thị Tam Kỳ là phố mà “không có ngã tư”. Đó là câu đùa vui nhưng lại phản ánh thực tế nhất về đô thị Tam Kỳ cách đây mấy chục năm.
Cái khó, cái nghèo của đô thị Tam Kỳ sẽ rất khó thay đổi nếu như không có ngày 1.1.1997. Sự kiện tái lập tỉnh Quảng Nam đã được người dân các huyện, đặc biệt là Tam Kỳ đón nhận rất tích cực. Ai cũng phấn khởi khi biết rằng tỉnh Quảng Nam tái lập và Tam Kỳ được chọn làm đô thị tỉnh lỵ, là trung tâm chính trị, văn hóa của tỉnh, và đó chính là cơ hội để Tam kỳ phát triển. Ông Lập nói: “Thông tin tái lập tỉnh đến với người dân khiến ai cũng mừng, vì họ nghĩ Tam Kỳ từ nay sẽ thay đổi hơn, không còn nghèo và chậm phát triển nữa. Tôi cũng nhớ rất rõ ngày tổ chức lễ thành lập tỉnh, lúc đó sân vận động – nay là Bưu điện tỉnh đông kín người, rồi xe cộ, cờ hoa rầm rộ lắm. Các cơ quan, ban ngành di chuyển từ Đà Nẵng vào, cơ sở chưa có nên thuê nhà dân để đặt trụ sở. Nhiều gia đình gốc Tam Kỳ tổ chức ăn mừng sự kiện đặc biệt đó”.
Sân vận động – nay là Bưu điện tỉnh, nơi tổ chức lễ đón đoàn cán bộ từ Đà Nẵng vào Quảng Nam làm việc năm 1997. Ảnh: facebook HAI HOANG
Sau 20 năm tái lập tỉnh, sự thay đổi của Tam Kỳ là rất nhiều, và có lẽ những người “gốc” Tam Kỳ càng thấy rõ điều đó. “So với trước thì giờ thay đổi quá nhiều. Điều đó chắc ai cũng thấy, đặc biệt là những người sống, gắn bó với Tam Kỳ từ xưa. Ngoài đường sá, nhà cửa khang trang, đẹp đẽ thì đời sống người dân cũng được nâng lên nhiều, đặc biệt là trình độ dân trí, ý thức của người dân đô thị” – ông Lập nói. Chứng kiến sự phát triển, thay đổi của Tam Kỳ, dù rất mừng nhưng sự trăn trở với những người dân như ông Lập vẫn còn. Đó là tệ nạn xã hội ở thành phố, nào là ma túy, mại dâm, trộm cắp… khiến cho người dân lo lắng, bất an. “Trước dù nghèo nhưng tệ nạn xã hội rất ít. Giờ thành phố phát triển, tệ nạn xã hội cũng nhiều hơn. Tôi mong chính quyền thành phố ngoài việc tập trung phát triển kinh tế, cần chú ý giải quyết tệ nạn xã hội” – ông Lập nói.
Đã ra phố thị
Ông Phạm Công Thắng – Chủ tịch Ủy ban MTTQ TP.Tam Kỳ nói, tính từ 20 năm được chọn làm tỉnh lỵ khi Quảng Nam tái lập và ngắn hơn là 10 năm kể từ khi lên thành phố, Tam Kỳ có những mặt thay đổi, phát triển không ngừng. “Ngày xưa, từ phía ngoài vào, đi đến Văn thánh Khổng miếu mới thấy có dấu hiệu phố xá. Còn bây giờ, cửa ngõ vào thành phố đã khang trang, qua Kỳ Lý đã bắt đầu thấy thành thị thể hiện rõ qua những con đường, ngã tư và nhà cửa”. Ông Thắng kể, bây giờ có đứng lại đúng những vị trí của ngày xưa khi ông còn là học trò, hay cả những ngày mới tái lập tỉnh, nhận nhiệm vụ công tác tại thị xã, vẫn không thể hình dung hay đối sánh cảnh cũ và hiện tại.Xem thêm: Tính Toán Chiều Dài Đường Bờ Biển Việt Nam Dài Bao Nhiêu, Một Số Thông Tin Về Địa Lý Việt Nam
Ngay khu vực bây giờ là Quảng trường 24.3 của thành phố, không thể nào ngờ rằng có ngày đoạn này lại sầm uất và văn minh đến vậy. “Hồi đó ở đây còn một cái hồ lâm nghiệp và sân đáp máy bay trực thăng, còn đến sau ngày giải phóng. Đoạn Nguyễn Chí Thanh bây giờ hay cả đoạn đường Hùng Vương trước UBND tỉnh cỏ còn mọc um tùm. Hồi tái lập, sân vận động vẫn còn nằm ở vị trí bây giờ là Bưu điện tỉnh, cũng là nơi tổ chức lễ đón đoàn cán bộ từ Đà Nẵng vào Quảng Nam làm việc” – ông Thắng kể. Vị lãnh đạo Mặt trận của thành phố vẫn cứ luôn miệng nhắc chuyện về những khó khăn của thị xã cũ, những hoang vu bây giờ đã thành đông đúc: “Hồi mới tách tỉnh, Đà Nẵng là thành phố phát triển còn Tam Kỳ phố chỉ một con đường Phan Châu Trinh. Mọi điều kiện đều thiếu thốn. Vậy mà cán bộ chuyển từ Đà Nẵng vào vẫn kiên trì làm việc để vực dậy một địa phương anh em. Trước đây vô Tam Kỳ “không biết đường nào mà đi”, vì chỉ có một trục đường chính. Tam Kỳ khi ấy thường được anh em gọi đùa là thị xã kỳ lạ. Bây giờ nhìn lại, tốc độ thay đổi, phát triển đã vừa vặn với sự lớn lên của một con người”.
Tuy nhiên, ở góc độ một người dân đã có những gắn bó với đô thị này, ông Thắng vẫn bày tỏ những nuối tiếc của mình, từ vấn đề quy hoạch không gian đô thị đến những cốt lõi của văn hóa Tam Kỳ. Tam Kỳ cần nhiều không gian xanh và công cộng hơn. Vì đang là thành phố trên đà phát triển, nên những câu chuyện văn hóa truyền thống vẫn còn một khoảng trống lớn. Và theo ông, những trầm tích văn hóa cần được phát huy mạnh hơn nữa, để cùng với hướng phát triển là một đô thị sinh thái thì một đô thị văn hóa cũng theo đó mà đi lên.
Kỳ vọng thế hệ mới
Một người đau đáu với từng sự thay đổi, dù nhỏ nhất của Tam Kỳ, bây giờ nhớ nghĩ lại những quãng thời gian đã trải, luôn miệng rằng vui lắm, vui vì Tam Kỳ nay đã mang dáng vóc phố thị ở khắp mọi ngả. Người chiến sĩ giải phóng Trần Phú Ninh năm xưa, người cắm cờ độc lập giải phóng Tam Kỳ trên nóc Tỉnh đường Quảng Tín, giờ lòng lại rung lên mỗi khi hồi tưởng. Trực tiếp trải qua nhiều giai đoạn của vùng đất, từ những ngày đây là vùng tạm chiếm, rồi những trận đánh ở vùng ven “lật úp” vào giải phóng Tam Kỳ, rồi những ngày khó khăn mọi bề sau độc lập… Ông Trần Phú Ninh nói, mỗi vuông đất ở Tam Kỳ bây giờ đều để lại dấu ấn trong hồi ức của ông. Như khu phố mới Tam Kỳ, kéo dài từ đoạn Trần Quý Cáp đến khối phố Trường Đồng (Tân Thạnh), xưa là “vựa lúa” của Tam Kỳ. Từng là Bí thư Đảng ủy xã Tam Thạnh (bây giờ là 3 phường Tân Thạnh, An Mỹ, Hòa Thuận), làm Chủ nhiệm Hợp tác xã nông nghiệp đầu tiên của xã này, chịu trách nhiệm cải tạo đồng lúa tại khu vực Trường Đồng bây giờ, ông Ninh vẫn còn nhớ những cảm giác của mình khi nhìn lại đất xưa giờ đã ra phố phường nhà cửa đông đúc.Xem thêm: Nhân Viên Đặt Sân Golf Sông Bé Tuyển Dụng Mới Nhất Năm 2021, Tìm Việc Làm Sân Golf Sông Bé
Bây giờ, ở vai trò của một người “vác tù và hàng tổng”, gom nhặt những tấm lòng để chia sẻ với những nỗi đau da cam – những nạn nhân của cuộc chiến cũ, ông Ninh vẫn luôn mong mỏi, trong sự phát triển không ngừng về mọi mặt của thành phố, sẽ có những quan tâm thật tròn trịa cho những người bất hạnh, sẽ có những tri ân chân thành cho thế hệ của những người có công mang lại hòa bình cho thành phố trẻ nói riêng. “Với đà phát triển này, Tam Kỳ trong nay mai sẽ là một thành phố văn minh, hiện đại. Và Tam Kỳ từ nay về sau, sẽ có nhiều thế hệ lãnh đạo mới, có trình độ, điều kiện học tập tốt. Cũng hy vọng thế hệ lãnh đạo các cấp sẽ phát huy truyền thống từ thời Tam Kỳ là phủ lỵ, luôn đi đầu tiên phong, quyết liệt trong mọi hành động. Mong nhất là dù còn trẻ, nhưng họ thấm nhuần câu ôn cố tri tân, uống nước nhớ nguồn, tích cực chăm lo cho những người có công cách mạng – những người là chỗ dựa cho lịch sử kiên cường của vùng đất” – ông Ninh nói.
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- Xe số Honda Blade 110cc 2020 phiên bản Thể thao | Thông Số Kỹ Thuật
- #50 Ý Tưởng Và Concept Chụp Ảnh Cho Bé 1 Tuổi Độc, Lạ
- Cách Fake IP trên máy tính sang US, UK, Asia tốt nhất
- Bị chặn số điện thoại có nhắn tin được không? Đâu là câu trả lời đúng? – friend.com.vn
- Giải Pháp Google Bị Lỗi Không Chạy Được Trên Điện Thoại