Mục lục bài viết
Tại bất cứ quốc gia nào, vận tải đường bộ cũng đều chiếm một vị trí quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm nền quốc phòng – an ninh. Trong những năm gần đây, nhận thức được vai trò của việc xây dựng một hệ thống giao thống nhất là đường bộ, Bộ Giao thông vận tải đã nỗ lực đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo hướng đồng bộ, hiện đại, tăng tính kết nối, góp phần thu hẹp khoảng cách vùng miền.
Vậy đường bộ là gì? hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây để biết thêm những thông tin thú vị đằng sau thuật ngữ khá quen thuộc này.
Đường bộ là gì?
Đường bộ gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ theo quy định tại khoản 1 – Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008.
Để làm rõ hơn cấu tạo đường bộ, giúp Quý độc giả hiểu rõ hơn đường bộ là gì? Chúng tôi xin đưa ra các yếu tố như sau:
– Đường (gồm có nền đường, mặt đường, lề đường, lề phố)
– Cầu đường bộ (cầu vượt sông, cầu vượt khe núi, cầu vượt trong đô thị, cầu vượt đường sắt, cầu vượt đường bộ, cầu vượt biển) và bao gồm cả cầu dành cho người đi bộ.
– Hầm đường bộ bao gồm hầm qua núi, hầm ngầm qua sông, hầm chui qua đường bộ, hầm chui qua đường sắt, hầm chui qua đô thị và hầm dành cho người đi bộ
– Ngoài ra còn có bến phà, cầu phao đường bộ, đường ngầm, đường tràn
Nhắc đến đường bộ phải nhắc đến các công trình đường bộ, đây là các công trình gồm đường bộ, nơi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, đèn tín hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn, biển báo hiệu, đảo giao thông, dải phân cách, cột cây số, tường, kè, hệ thống thoát nước, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí và các công trình, thiết bị phụ trợ đường bộ khác.
Các loại đường bộ
Theo quy định của Luật giao thông hiện hành thì đường bộ gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ.
Đường bộ được chia thành sáu hệ thống: quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị và đường chuyên dùng.
– Quốc lộ là đường nối liền thủ đô Hà Nội với trung tâm hành chính cấp tỉnh; đường nối liền trung tâm hành chính cấp tỉnh từ ba địa phương trở lên; đường nối liền từ cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế đến các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính trên đường bộ; có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của khu vực.
– Đường tỉnh là đường nối trung tâm hành chính của tỉnh với trung tâm hành chính của huyện hoặc trung tâm hành chính của tỉnh lân cận; có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh;
– Đường huyện là đường nối trung tâm hành chính của huyện với trung tâm hành chính của xã, cụm xã hoặc trung tâm hành chính của huyện lân cận; có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của huyện;
– Đường xã là đường nối trung tâm hành chính của xã với các thôn, làng, ấp, bản và đơn vị tương đương hoặc đường nối với các xã lân cận; có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của xã;
– Đường đô thị là đường trong phạm vi địa giới hành chính nội thành, nội thị;
– Đường chuyên dùng là đường chuyên phục vụ cho việc vận chuyển, đi lại của một hoặc một số cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Ưu, nhược điểm của đường bộ
– Đây là loại hình giao thông vận tải phổ biến nhất hiện nay, phương tiện vận tải trên đường bộ cực kỳ đa dạng như xe đạp, xe máy, xích lô, xe ba gác, xe tải, container,…
– Trên đường bộ có thể vận chuyển được hàng hóa đến nhiều địa điểm và đến tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng, thuận tiện ngay cả những ngõ ngách, hẻm sâu. Phục vụ nhu cầu ngay trước mắt của người tiêu dùng
– Khá linh động trong quá trình vận chuyển
– Đáp ứng tốt yêu cầu hàng hóa thị trường
– Đồng thời cũng chủ động về mặt thời gian, dịch vụ thường xuyên sẵn có và tiện lợi. Chi phí phải bỏ ra không cao.
Tuy nhiên đường bộ cùng có những hạn chế khi mà hay gặp sự cố trên đường vận chuyển gây ảnh hưởng tới thời gian vận chuyển, thời gian giao hàng. Đường bộ do có rất nhiều phương tiện tham gia giao thông cùng lúc nên hay xảy ra tình trạng tắc đường nhất là vào giờ cao điểm tại các đô thị lớn.
– Ngoài ra, do bị hạn chế về số lượng, khối lượng và kích thước vận chuyển như xe máy chỉ được chở một người, với hàng hóa thì chiều rộng không được quá 3m, chiều dài không được vượt quá 5m…
Vì vậy không trở được những hàng hóa có khối lượng quá lớn cũng là một hạn chế của vận tải bằng đường bộ
Vai trò của vận tải đường bộ là gì?
Vận tải đường bộ là hình thức vận tải thông dụng và phổ biến nhất hiện nay.
Vai trò của vận tải đường bộ khá là quan trọng khi mà những năm qua ngành vận tải đường bộ cũng đã khẳng định được vai trò chủ chốt của mình với nền kinh tế bằng việc đóng góp không ít vào nguồn ngân sách nhà nước. Vận tải đường bộ giúp cho việc vận chuyển hàng hóa trở nên dễ dàng hơn, xã hội ngày một phát triển hơn góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của nước nhà.
– Vận tải đường bộ với sự phát triển đã tạo được công ăn việc làm ổn định, nguồn thu nhập cao cho hàng triệu người lao động. Từ đó, giải quyết những vấn đề việc làm của nhà nước, giảm tỷ lệ thất nghiệp và cũng hạn chế được các tệ nạn xã hội còn tồn đọng.
– Vận tải đường bộ đóng một vai trò trọng yếu trong quá trình phân phối và lưu thông, góp phần giúp các hoạt động sản xuất, kinh doanh, mua bán,… diễn ra nhanh chóng, liên tục.
– Nếu không có các loại hình vận tải đường bộ nói riêng thì cuộc sống sẽ không còn thuận tiện ít nhất là chúng ta sẽ không có các phương tiện vận chuyển cá nhân để di chuyển. Những đồ dùng, vật liệu thiết yếu sẽ không thể phân phối, vận chuyển nhanh chóng tới tay người tiêu dùng.
Thách thức đối với ngành vận tải đường bộ ở nước ta hiện nay
Hiện nay, mặc dù vận tải đường bộ là hình thức vận tải phổ biến nhưng do nhu cầu khác nhau nên các loại hình vận tải mới ra đời và ngày càng phát triển. Cho nên sự cạnh tranh cũng gay gắt hơn, buộc các doanh nghiệp vận tải đường bộ ngày càng phải phát triển, đầu tư, đổi mới để nâng cao chất lượng, thích nghi với thị trường.
Bên cạnh đó, hiện nay những đề án, nghị định, thông tư đổi mới của các cấp chính quyền đưa ra cũng gây trở ngại rất lớn cho sự phát triển vận tải đường bộ. Nhiều quy định mới được ban hành, nhiều vấn đề phát sinh khiến khách hàng không còn xem vận tải đường bộ là lựa chọn tối ưu vì phát sinh các chi phí và các yêu cầu gây khó khăn trong quá trình vận chuyển.
Phương tiện giao thông đường bộ gồm những loại nào?
– Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm:
+ Xe ô tô
+ Máy kéo
+ Rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo
+ Xe mô tô hai bánh
+ Xe mô tô ba bánh
+ Xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.
– Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (sau đây gọi là xe thô sơ) gồm:
+ Xe đạp (kể cả xe đạp máy)
+ Xe xích lô
+ Xe lăn dùng cho người khuyết tật
+ Xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.
Trên đây, Luật Hoàng Phi đã mang tới cho Quý khách hàng những thông tin cần thiết liên quan tới chủ đề Đường bộ là gì? Với việc không ngừng nâng cao chất lượng của cơ sở hạ tầng và phát triển dịch vụ vận tải đường bộ, loại hình này sẽ tạo đà phát triển trong tương lai.
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- [Video] Cách cài nhạc chuông cho điện thoại Samsung cực đơn giản – Thegioididong.com
- Làm thế nào để có thể tự học tiếng Anh tại nhà trong mùa dịch COVID-19
- Bật mí cách định vị số điện thoại qua Zalo chính xác 100%
- Cách đổi Firefox sang tiếng Việt – friend.com.vn
- Cách chạy Mario typing trên windows 10, 7 bằng DosBox, tập gõ bàn phím