Trên vỏ chai của kem chống nắng thường hay in các chỉ số SPF, PA, PPD, Broad Spectrum,…Vậy những chỉ số này có ý nghĩa và khác biệt thế nào thì đa số mọi người đều “mập mờ” về ý nghĩa của nó. Chúng ta cùng đi giải mã ý nghĩa từng chỉ số trên để từ đó lựa chọn kem chống nắng chính xác hơn nhé.
Chỉ số SPF (Sun Protection Factor)
SPF là thước đo mức độ bảo vệ da bạn tia UVB. Còn số đằng sau SPF được hiểu theo một trong 2 cách sau:
Thời gian bạn có thể ở ngoài nắng khi bạn có dùng với khi bạn không dùng kem chống nắng. Ví dụ SPF 15 cho phép bạn ở ngoài nắng dài hơn 15 lần so với bạn không bôi kem chống nắng. Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào da từng người. Ví dụ da bạn phơi nắng không có gì bảo vệ hết mà khoảng 10 phút sau có dấu hiệu đỏ nhè nhẹ thì 10 phút là sức chịu đựng của da bạn. Lấy 10 nhân với chỉ số SPF sẽ ra được số phút mà kem chống nắng có chỉ số SPF 15 bảo vệ da khỏi tia UVB.
Ngoài ra, chỉ số SPF còn được hiểu là chỉ số thể hiện khả năng ngăn chặn tia UVB của kem chống nắng dưới dạng %. Ví dụ SPF 15%, thông thường trong điều kiện hoàn hảo, sẽ chặn được 93.4% UVB, SPF 30 là 96.7% và SPF 50 là 98% (khi ở ngoài 10 phút). Thực tế không có loại kem chống nắng nào có khả năng chống tia UV tới 100%. Vì thế các bạn cũng đừng lầm tưởng chỉ số SPF thật cao thì khả năng bảo vệ 100%.
Chỉ số PPD (Persistent Pigment Darkening)
Ảnh hưởng của tia UVB được do lường bởi mức độ bỏng nắng, thì người ta dựa vào tác hại làm rám, sạm da để đo lường ảnh hưởng của tia UVA.
Chỉ số PPD biểu thị lượng tia UVA tiếp xúc với da sau khi đã bôi kem chống nắng, tức là chỉ số PPD sẽ đo lường mức độ chống lại việc làm tối sắc tố da của kem chống nắng.
PPD là chỉ số được phát minh ở Nhật, song lại phổ biến ở châu Âu. Cách tính của PPD hoàn toàn tương tự như SPF.
Chỉ số PA (Protection Grade of UVA)
Hiện nay tại thị trường châu Á đặc biệt là Hàn Quốc và Nhật Bản các nhà sản xuất áp dụng chỉ số cho PA cho kem chống nắng. PA được quy đổi từ PFA (Protection Factor of UVA hay còn gọi là UVAPF). PFA được tính dựa trên MPPD (Minimal Persistent pigment darkening dose) – liều lượng UVA tối thiểu để tạo ra rám da trong vòng 2-4h sau khi phơi nắng.
PFA=MPPD của làn da được bôi kem chống nắng/ MPPD của da không được bảo vệ.
Với cách tính này có thể thấy không có sự khác biệt giữa PPD và PFA.
Broad Spectrum
Có rất nhiều kem chống nắng không có chỉ số PA cũng không có chỉ số PPA, nhất là các sản phẩm có nguồn gốc từ Anh, Mỹ,…Với những sản phẩm chống nắng có SPF lớn hơn 15 có ghi chữ Broad Spectrum – Quang phổ rộng trên bao bì thì được FPA công nhận đều có khả năng bảo vệ da khỏi hai tia UVA và UVB. Nếu mua sản phẩm không PA+ nhưng có SPF và Broad Spectrum thì bạn cứ tạm hiểu là sản phẩm đủ điều kiện để chống nắng cho bạn.
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- Chuyển tiền nhầm tài khoản Vietcombank làm sao để lấy lại?
- Cách sử dụng Pen Tool trong Photoshop CS6
- Tổng hợp những dự án ICO tiềm năng vào cuối năm 2018
- 23 DỤNG CỤ PHA CÀ PHÊ THỦ CÔNG ĐẶC BIỆT TRÊN THẾ GIỚI – CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT – iCup
- Làm hồ sơ xin việc giả có phạm tội không?