Trong thời gian gần đây, chúng tôi nhận được rất nhiều câu hỏi từ phía các bạn đang theo học tiếng Anh về phương pháp Effortless English.
Đây là 1 phương pháp tự học tiếng Anh rất nổi tiếng, cũng được cộng đồng đánh giá cao. Liệu phương pháp này có thật sự đem lại hiệu quả và lợi ích hay không?
Hôm nay, chúng tôi dành thời gian viết 1 bài đánh giá chi tiết phương pháp này dựa trên những trao đổi, ghi nhận từ những người đã sử dụng và trải nghiệm Effortless English.
Từ đó các bạn sẽ có 1 cái nhìn tổng quan về phương pháp này và xem nó có phù hợp với bản thân mình hay không!
Effortless English là gì?
Effortless English là phương pháp tự học tiếng Anh lấy ý tưởng từ cách tiếp cận ngôn ngữ của một đứa trẻ do tiến sĩ AJ Hoge (người Mỹ) sáng lập ra, được áp dụng rất phổ biến ở 25 quốc gia với hàng triệu người theo học.
Phương pháp này tập trung vào kĩ năng nghe để khi nghe đã thành thạo thì nói cũng không phải vấn đề quá lớn. Mục tiêu của Effortless là giúp đỡ người học tiến bộ nhanh và nói ra một cách tự nhiên và dễ dàng mà không phải trải qua bước trung gian là dịch chúng, cũng không bị gượng ép, căng thẳng hay lo lắng khi nói.
Bản chất của phương pháp này nằm ở 7 quy tắc quan trọng:
- Quy tắc 1: Don’t Study Individual Word – Học cụm từ, không học từng từ đơn lẻ.
- Quy tắc 2: Don’t study Grammar Rules – Không học các quy tắc ngữ pháp.
- Quy tắc 3: Learn with your ears, not your eyes – Học bằng tai, không phải bằng mắt.
- Quy tắc 4: Deeply learning – Học sâu, nhớ lâu.
- Quy tắc 5: Learn with Point Of View mini Story – Học ngữ pháp qua những câu hỏi ở các thì khác nhau sử dụng những đoạn hỏi đáp ngắn.
- Quy tắc 6: Learn Real English – Học tiếng Anh thực tế.
- Quy tắc 7: Listen and Answer – Nghe và trả lời.
7 nguyên tắc này friend.com.vn đúc kết được sau nhiều năm nghiên cứu của ông và đã được nhiều người kiểm chứng và thành công.
Vậy những người từng học và trải nghiệm đánh giá phương pháp này như thế nào? Hãy đọc tiếp.
Những người thành công với Effortless English, họ đã nói gì?
“Tổng cộng có 4 phần nghe. Mình nghe hết original thì lười nghe tiếp cơ mà trình độ listen tăng đáng kể lắm đấy, vốn từ với 1 số thành ngữ của tụi Mỹ cũng có trong đấy luôn. Nói chung là tốt. 😀 Review cho các bác là 1 bài nghe gồm 4 phần : audio thì khỏi nói rồi, vocabulary là phần ổng đọc chậm lại với giải thích từ ngữ cho mình, ministory 1 thì ổng hỏi trong bài, nghe rồi tự trả lời 1 mình,ministory 2 là áp dụng các từ vựng mới thành 1 cốt truyện mới để mình nhớ từ lâu hơn :D” – soundmax123
“Cũng học phương pháp này hơn 4 bốn tháng nay rồi, trình độ tăng lên đáng kể đấy, trước đó mình có học trung tâm này nọ mà chẳng được gì cả nên quyết định ở nhà luyện theo phương pháp này luôn, tiếng Anh thì mình phải học lâu dài chứ mới học được vài tháng hoặc 1 năm mà đòi nghe nói được giỏi thì đừng có mơ nhé ^^!” – Nguyen An
“Mình đi làm, không có nhiều thời gian để theo học các trung tâm nên lựa chọn phương pháp này cho chủ động, có lẽ vì thời gian học linh hoạt nên tâm trạng khi học rất thoải mái, nhờ vậy mà tiến bộ lên đáng kể!” – Dieu Linh
“Mình học theo cách này, thấy OK. Ban đầu làm khóa ngữ âm với thầy bản địa, hồi ấy có 700k, siêu rẻ. Sau đó thì ngồi nhà nghe và trả lời, ngày 3 tiếng (tự thấy chăm dễ sợ (ી(΄◞ิ౪◟ิ‵)ʃ)). Sau đúng 6 tháng thì nói được (tiếng Anh đấy ợ, chứ ko phải là tiếng mẹ đẻ nhá ψ(`∇´)ψ).” – Hai Duong
Còn những người chưa thành công?
“Mình không thể nào có thể nghe đi nghe lại 1 bài trong 1 tuần được, quá nhàm chán. Mình chỉ nghe đến khi có thể hiểu nội dung là đã muốn chuyển sang bài khác ngay rồi.” – layzie
“Học mỗi mình nên chẳng duy trì lâu dài được, hào hứng được lúc đầu xong cứ tự nhủ “thôi để hôm sau”, thế là bỏ.” – black crows
“Học cái này rất dễ gây nhàm chán. Học thì cũng có được phản xạ nhưng đơn điệu quá.” – kvsbka
“Cả ngày bận túi bụi ra, chẳng hở thời gian đâu ra mà nghe cả, tối về chỉ muốn ngủ luôn chứ học hành gì được nữa.” – Thai Anh
“Nói thật là quá lười, chẳng biết làm thế nào cả, chẳng rủ được ai học cùng, cố được mấy ngày rồi thôi.” – icecream1412
“Mấy bài đầu chậm nghe được đấy nhưng chẳng hiểu gì cả, nhiều từ chẳng biết mà phải mở máy tính mới xem được từ thì quá bất tiện. Nói chung là phải có vốn từ rồi chứ mất gốc thì chẳng hiểu gì chẳng học được đâu.” – Crayzie234
“Nói thật với các bác chứ nghe tiếng Anh các bác phải nghe nhiều giọng, có hào hứng 1 tí chứ nghe mãi giọng ông này các bác bị thôi miên luôn, về sau chỉ nghe được mỗi giọng ông này thôi.” – Anh Vũ
“Tôi thấy có mỗi mấy cái đĩa mà từng ấy tiền thì cũng hơi chát đấy. Mà nghe được khoảng 2 bài đầu thì chán rồi vì nhiều chỗ không hiểu, chẳng biết từ thế nào mà tra.” – beatbox66
Vậy Effortless English có thực sự hiệu quả?
Sau cùng thì điều đáng quan tâm và mong mỏi nhất mà bạn muốn nhận được khi đọc bài viết này vẫn là câu hỏi: Vậy tóm lại thì Effottless English có hiệu quả hay không? Hãy theo dõi chi tiết bên dưới.
Tiến sĩ friend.com.vn hướng tới việc học tiếng Anh một cách nhẹ nhàng, khiến cho người học cảm thấy thích thú thoải mái mà không hề có cảm giác ép buộc hay căng thẳng. Việc này xuất phát từ nguyên lý quan trọng của phương pháp Effortless English, trong đó cho rằng việc học chủ yếu đến từ yếu tố tâm lý. Học tiếng Anh với một tâm lý thoải mái, tỉnh táo, thì kiến thức sẽ dễ dàng được lưu vào não bộ của bạn một cách tự nhiên.
Tuy nghiên mỗi một phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng. Sau đây chúng tôi sẽ nói chi tiết về từng tiêu chí của Effortless.
Luyện nghe
Bản chất của phương pháp này là hướng người học tới việc học theo cách tự nhiên, học theo tiến trình của một đứa trẻ học nói: nghe – nói – đọc – viết bởi từ khi sinh ra, ta đã được nghe ông, bà, cha, mẹ nói rất nhiều… Sau đó chúng ta mới bắt đầu nói được những từ đầu tiên. Việc nghe tiếng Anh hàng đều đặn lặp đi lặp lại mỗi ngày, từ dễ đến khó sẽ tạo cảm giác “ám ảnh” cho tiềm thức của bạn. Từ đó, việc bật ra tiếng Anh sẽ dễ dàng hơn.
Ưu điểm
- Hệ thống các bài học nghe ngắn gọn dễ hiểu.
- Nghe tiếng Anh trực tiếp từ giáo viên bản ngữ.
- Dễ dàng copy được các bài học ấy vào điện thoại, ipad hay máy nghe nhạc và tận dụng thời gian rảnh để học.
Nhược điểm
- Yêu cầu người học phải có được một vốn từ vựng kha khá và cơ bản.
- Các bài học không có hình ảnh minh họa.
- Có thể gây nhàm chán khi phải nghe đi nghe lại một bài học trong cả tuần.
- Một số bài học đầu tiên có vẻ hơi chậm và dễ trở nên đơn điệu, nhàm chán.
- Chỉ có bản transcript lưu trong máy tính, dạng file PDF mà không phải là sách nên nhiều khi người học lười không mở ra sẽ rất khó nắm bắt được nội dung bài học, nhất là với nhiều bạn mới học.
Luyện nói và phản xạ
Đây được xem là phần quan trọng nhất và cũng là hay ho nhất của phương pháp Effortless English này, có vai trò quyết định trực tiếp đến sự cải thiện trình độ tiếng Anh của bạn. Thầy friend.com.vn hướng người học đến sự giao tiếp và phản xạ tiếng Anh 1 cách thực tế nhất theo mô hình có người hỏi (thầy friend.com.vn hỏi) và có người trả lời (người học), nhờ đó tăng đáng kể sự tương tác giữa thầy và trò, đây có thể được xem là 1 điểm cộng lớn cho Effortless English.
Ưu điểm
- Cải thiện đáng kể khả năng nói và phản xạ tiếng Anh.
- Tập trung phản xạ tiếng Anh một cách thực tế theo mô hình có người hỏi và có người trả lời (người học).
Nhược điểm
- Với những người khả năng tự học kém thì khó có thể ngồi một mình nghe và trả lời theo nội dung bài học trong khoảng thời gian dài.
- Với những bạn mà đã không nghe hiểu được thì phần này khá khó khi không biết mình trả lời sai hay đúng, và cũng không hiểu tại sao.
Ngữ pháp và từ vựng
Có rất nhiều người khi nghe quy tắc số 2: “Không học các quy tắc ngữ pháp”, đều tỏ ra nghi ngờ về tính hiệu quả của nó. Không học ngữ pháp thì làm sao để nói đúng? Nhưng chúng ta cần hiểu thực sự điều tiến sĩ A.J. Hoge muốn nói ở đây là bạn đừng học theo phương pháp cũ, hoặc học từ các giáo trình về ngữ pháp, sau đó làm thật nhiều bài tập để ghi nhớ. Tiến sĩ muốn chúng ta học ngữ pháp một cách “trực quan”.
Vậy “ngữ pháp trực quan” là như thế nào? Ngữ pháp trực quan dựa trên “cảm giác về tính chính xác”. Đây là cách mà người bản ngữ học ngữ pháp một cách tự nhiên, họ học theo từng cụm từ và dựa trên các phương pháp tự nhiên, họ có thể phân biệt những cái “nghe có vẻ đúng”, “nghe có vẻ sai”.
Ưu điểm
- Học tập trung từ 3 đến 6 tháng thì lượng từ vựng được tăng lên đáng kể.
- Từ vựng và ngữ pháp sẽ được ghi nhớ tự động vào tiềm thức.
Nhược điểm
- Ngữ pháp được sử dụng trong Effortless English chủ yếu là cấu trúc cơ bản.
- Đòi hỏi bạn phải có một lượng từ vựng kha khá thì mới có thể hiểu được.
- Có bản transcript nhưng lại là bản PDF, khá khó khăn cho những bạn dùng điện thoại hay máy mp3 để học.
Tổng kết
Những ưu điểm của Effortless English
- Nghe tiếng Anh trực tiếp từ giáo viên bản ngữ.
- Hệ thống bài học ngắn gọn.
- Dễ dàng copy được các bài học ấy vào điện thoại, ipad hay máy nghe nhạc và tận dụng thời gian rảnh để học.
- Cải thiện đáng kể khả năng nói và phản xạ tiếng Anh.
- Tập trung phản xạ tiếng Anh một cách thực tế theo mô hình có người hỏi và có người trả lời (người học).
- Học tập trung từ 3 đến 6 tháng thì lượng từ vựng được tăng lên đáng kể.
Nhược điểm của Effortless English
- Yêu cầu người học phải có được một vốn từ vựng kha khá và cơ bản.
- Có thể gây nhàm chán khi phải nghe đi nghe lại một bài học trong cả tuần.
- Một số bài học đầu tiên có vẻ hơi chậm và dễ trở nên đơn điệu, nhàm chán.
- Chỉ có bản transcript lưu trong máy tính, dạng file PDF mà không phải là sách nên nhiều khi người học lười không mở ra sẽ rất khó nắm bắt được nội dung bài học, nhất là với nhiều bạn mới học.
- Với những người khả năng tự học kém thì khó có thể ngồi một mình nghe và trả lời theo nội dung bài học trong khoảng thời gian dài.
- Với những bạn mà đã không nghe hiểu được thì phần này khá khó khi không biết mình trả lời sai hay đúng. Ngữ pháp được sử dụng trong Effortless English chủ yếu là cấu trúc cơ bản.
- Không có hướng dẫn học cụ thể, người học phải bơi trong đống thông tin và chẳng biết cách học sao cho đúng nên rất nhanh bỏ cuộc.
Nhược điểm lớn nhất của Effortless English đó là: không dễ cho người mới bắt đầu. Bạn phải có nền tảng cơ bản và khả năng tự học tốt mới có thể thành công.
Đây có lẽ là bước cản lớn nhất đối với khá nhiều người theo học.
Vậy thì còn phương pháp nào khác có thể thay thế được cho Effortless hay không?
Câu trả lời là Eng Breaking.
- Eng Breaking có sách giáo trình rất thuận tiện cho người học và có cả checklist hướng dẫn học cụ thể từng ngày.
- Audio có 2 tốc độ chậm (begin) và tốc độ nói bình thường (native) của người bản xứ. Bạn sẽ được nghe rõ cách phát âm từng từ, âm đuôi, và dễ dàng nhận ra trước giờ mình đã phát âm sai nhiều từ thế nào. Hơn nữa, trong bản native, bạn sẽ biết cách họ đọc nối âm, ngữ điệu của câu như thế nào, từ đó bạn sẽ nói tiếng Anh rất chuẩn.
- Hơn nữa Eng Breaking còn có email hỗ trợ thường xuyên theo sát tiến trình của người học nên bạn không phải lo lắng nếu gặp phải khúc mắc trong quá trình học.
- Các bài học với các chủ gần gũi quen thuộc sẽ theo chủ đề từ dễ đến khó, là trợ thủ giúp bạn chinh phục 650 điểm TOEIC.
- Cuối mỗi lesson, bạn sẽ được làm bài kiểm tra tổng hợp kiến thức đã được học trong tuần (ASSESSMENT) và có thể tự đánh giá được trình độ của mình đã đến đâu.
- Giọng nói trong Eng Breaking rất lôi cuốn và tự nhiên, tạo được động lực cho người học. Chỉ khi có hứng thú thì bạn mới học dễ dàng hơn và tự động ghi nhớ lâu hơn rất nhiều.
- Eng Breaking sử dụng nhiều từ lóng và thành ngữ. Và thực tế thì đó là lối diễn đạt chuẩn thường ngày của người bản ngữ. Chính vì vậy, nếu bạn muốn giao tiếp dễ dàng và hiểu họ nói gì thì bạn cần phải học thứ tiếng Anh này.
- Một bộ giáo trình tiếng Anh giao tiếp Eng Breaking gồm: bản kế hoạch hành động (các checklist công việc hàng ngày, hướng dẫn chi tiết cho người học), một cuốn giáo trình chứa nội dung tất cả các bản audio thì với mức giá hiện tại cho 1 đĩa DVD, một bản mục tiêu hành động là rất hợp lý và không hề đắt, nếu không muốn nói là khá rẻ so với nhiều khóa học tiếng Anh giao tiếp khác.
- Hơn nữa, đi kèm với Eng Breaking là 3 kỹ thuật rất tốt và hiệu quả: Kỹ thuật nghe ngấm – Kỹ thuật nói đuổi – Kỹ thuật phản xạ đa chiều. Đặc biệt là “Kỹ thuật nói đuổi”. Bạn sẽ biết được một phương pháp học nói tiếng Anh tuyệt vời cho bạn một giọng nói chuẩn Anh – Mỹ.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về Eng Breaking ở đây: friend.com.vn/eng-breaking/
Lời kết
“How many a man has thrown up his hands at a time when a little more effort, a little more patience would have achieved success.
Không biết đã bao nhiêu lần con người buông tay từ bỏ khi mà chỉ một chút nỗ lực, một chút kiên trì nữa thôi là anh ta sẽ đạt được thành công.” – Elbert Hubbard
Dù bạn học theo Effortless English hay Eng Breaking, nếu không chịu đầu tư thời gian, công sức và tiền bạc vào việc học tiếng Anh thì chắc chắn bạn sẽ khó mà nói tiếng Anh trôi chảy chỉ trong thời gian ngắn.
Điều quan trọng nhất bạn cần chính là sự kiên trì, quyết tâm. Và trên hết cả là niềm tin vào chính bản thân bạn, gạt nỗi sợ nói tiếng Anh với người nước ngoài sang một bên và tin rằng bạn hoàn toàn có thể làm được nếu như bạn cố gắng.
Chúc bạn thành công!
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- Cách Tạo Hiệu Ứng Chữ Trong Proshow Producer, Hướng Dẫn Chi Tiết Chèn Và Xử Lý Hiệu Ứng
- Phuộc nhún giảm xóc trước Wave Alpha 2006-2021 chính hãng Kaifa GIÁ TỐT
- Hướng dẫn cách gọi điện nói chuyện với con gái hiệu quả dành cho FA
- Cách xem ảnh bị tô đen, tô đỏ trên điện thoại của bạn cực đơn giản
- 3 Cách Khôi Phục Tin Nhắn SMS Trên Điện Thoại Hiệu Quả