Diện chẩn Điều khiển liệu pháp Bùi Quốc Châu

Diện Chẩn-Ðiều Khiển Kiệu Pháp Bùi Quốc Châu là phương pháp chữa bệnh mới của Việt Nam ra đời vào năm 1980 tại TP. Hồ Chí Minh do nhà nghiên cứu y học dân tộc VN Bùi Quốc Châu phát minh. Ðây là phương pháp chẩn đoán và chữa bệnh qua da vùng MẶT và toàn thân, không dùng thuốc, không dùng kim, không bắt mạch, chỉ dùng chủ yếu các dụng cụ y khoa của phương pháp như cây lăn, cây cào, búa gõ, que dò…tác động lên các điểm và vùng tương ứng trên Đồ hình với các bộ phận bị bệnh trên toàn thân.

Đồ hình Âm dương Diện chẩn Bùi Quốc Châu

Thuyết Phản Chiếu-thuyết cơ bản của phương pháp cho rằn g mọi tình trạng tâm sinh lý, bệnh lý, tình cảm, tính cách của con người đều được biểu hiện nơi bộ mặt và toàn thân. Bộ mặt có vai trò như tấm gương phản chiếu, ghi nhận một cách có hệ thống, có chọn lọc những gì thuộc phạm vi con người ở trạng thái tĩnh và động. Thuyết Phản Chiếu ứng dụng vào Diện Chẩn-Ðiều Khiển Liệu Pháp đã tìm ra và xác lập hơn 20 Đồ hình trên vùng MẶT, rồi từ Mặt phản chiếu qua lại trên da đầu, bàn tay, bàn chân, loa tai, lưng…cùng với số lượng Đồ hình tương tự như vậy, đồng thời cũng định vị được hàng trăm đ iểm phản xạ đặc biệt (còn gọi là Sinh huyệt) trên Mặt.

Phương pháp Diện Chẩn Bùi Quốc Châu không hình thành trực tiếp từ Ðông Y và Châm Cứu Trung Quốc mà xuất phát từ kinh nghiệm dân gian và văn hóa truyền khẩu VN qua sự nghiên cứu những tinh hoa y học dân gian VN, y học cổ truyền, y học hiện đại, triết học Ðông phương cộng với những kiểm chứng trên mặt những bệnh nhân nghiện ma túy do chính tác giả điều trị tại trường cai ma túy Bình Triệu từ đầu năm 1980.

“Trông mặt mà bắt hình dong”, “Mồm sao ngao vậy”, “Ða mi tất đa mao” …nói lên mối liên hệ gì giữa các bộ phận trên mặt với cơ thể? Sống mũi, sống lưng, cổ tay, cổ chân, cổ họng…có mối quan hệ như thế nào với nhau? Các dấu hiệu bất thường xuất hiện trên da mặt như vết nám, sẹo, nốt ruồi, tàn friend.com.vn biết những gì đã và đang xảy ra trong cơ thể? Tại sao người Việt Nam lại nói “ăn gì bổ nấy”, khi bị nấc cục lại dán lá trầu vào ấn đường, có ý nghĩa ra sao? Những điều tưởng như bình thường và đơn giản ấy tron g cuộc sống đối với Bùi Quốc Châu lại trở thành dữ kiện quý giá của Diện Chẩn- Ðiều Khiển Liệu Pháp và của chân lý khoa học.

Chính câu “đồng thanh tương ứng-đồng khí tương cầu” trong Kinh Dịch đã giúp tác giả tìm ra thuyết Ðồng Ứn g, thuyết thứ hai của phương pháp. Nhờ thuyết này đã giúp tác giả lý giải được những điều vừa khảo sát trên. Thuyết Ðồng Ứng cho rằng những gì giốn g nhau hay có hình dạng tương tự nhau thì có quan hệ với nhau. Ví dụ, sống Mũi tương ứng với sống Lưng nên có liên hệ với sống Lưng (và ngược lại), cánh mũi có hình dạng tương tự như mông, gờ mày có hình dạng tương tự như cánh tay nên có liên quan đến cánh tay. Ụ cằm có dạng tương tự bọng đái nên có liên quan đến bọng đái. Từ đó suy ra tác động vào gờ mày thì có thể chữa bệnh ở cánh tay, tác động vào sống mũi thì có thể trị bệnh ở sống lưng. Diện Chẩn-Ðiều Khiển Liệu Pháp Bùi Quốc Châu không chỉ làm giảm đau h ay chữa những chứn g bệnh thông thường mà thật ra nó còn có khả năng chữa được nhiều chứng bệnh khó th uộc hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, hệ tiết niệu, hệ tim mạch, hệ sinh dục, hệ tuần hoàn…Kết quả đạt được thường cao hơn thuốc, châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp thôn g thường.

Originally posted 2021-10-04 17:23:34.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *