Trong bài viết sau đây, Tổng đài luận văn 1080 xin chia sẻ đến bạn khái niệm về chi phí sản xuất và cách phân loại chi phí sản xuất một cách chi tiết nhất.
Tham khảo thêm các bài viết tương tự khác:
+ Luận Văn Thạc Sĩ Kế Toán: 104 Tên Đề Tài và Mẫu tham khảo
+ Danh Sách Các Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Kế Toán Hay Nhất
Mục lục
- 1. Chi phí sản xuất là gì?
- 2. Phân loại chi phí sản xuất
- * Phân loại chi phí SXKD theo yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp
- * Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo hoạt động và công dụng kinh tế
- * Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo mối quan hệ của chi phí với các khoản mục trên báo cáo tài chính (theo mối quan hệ giữa chi phí với từng thời kỳ tính kết quả kinh doanh)
- * Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo phương pháp hạch toán quy nạp chi phí cho các đối tượng chi phí
- * Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo mối quan hệ với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và quá trình kinh doanh
- * Phân loại chi phí theo mối quan hệ với mức độ
- * Phân loại chi phí sản xuất theo thẩm quyền ra quyết định
- * Căn cứ vào việc sử dụng chi phí trong quá trình lựa chọn các phương án
1. Chi phí sản xuất là gì?
Chi phí sản xuất là số tiền mà một nhà sản xuất hay doanh nghiệp phải chi ra để mua yếu tố đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất hàng hóa nhằm mục đích thu lợi nhuận.
Theo chuẩn mực kế toán số 02: Chi phí sản xuất được định nghĩa như sau:
Chi phí chế biến hàng tồn kho bao gồm những chi phí có liên quan trực tiếp đến sản phẩm sản xuất, như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi phát sinh trong quá trình chuyển hóa nguyên vật, vật liệu, thành phẩm.
Chi phí sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp phát sinh thường xuyên trong suốt quá trình tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp. Nhưng để phục vụ cho yêu cầu quản lý chi phí sản xuất kinh doanh phải được tập hợp theo từng thời kỳ: tháng, quý, năm.
Trên góc độ kế toán quản trị: Mục đích của kế toán quản trị chi phí là cung cấp thông tin chi phí thích hợp cho việc ra quyết định của nhà quản trị doanh nghiệp.
Vì vậy đối với kế toán quản trị chi phí không chỉ đơn thuần nhận thức chi phí như KTTC, chi phí còn nhận thức theo phương diện thông tin ra quyết định: Chi phí có thể là phí tổn ước tính để thực hiện dự án, những phí tổn mất đi khi lựa chọn, so sánh theo mục đích sử dụng, môi trường kinh doanh hơn là chú trọng vào chứng minh các chứng từ.
Tìm hiểu về các bước trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán
2. Phân loại chi phí sản xuất
* Phân loại chi phí SXKD theo yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp
Gồm có chi phí ban đầu và chi phí luân chuyển nội bộ:
– Chi phí ban đầu: Là các chi phí mà doanh nghiệp phải mua sắm, chuẩn bị từ trước để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, bao gồm:
+ Chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm giá mua, chi phí mua của NVL dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. Yếu tố này bao gồm: Chi phí NVL chính, chi phí NVL phụ, chi phí nhiên liệu, chi phí phụ tùng thay thế, chi phí NVL khác sử dụng vào sản xuất.
+ Chi phí nhân công: Là các khoản chi phí về tiền lương phải trả cho người lao động , các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo tiền lương của người lao động.
+ Chi phí về công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất: Yếu tố này phản ánh giá trị công cụ, dụng cụ cho quá trình sản xuất sản phẩm.
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định: Bao gồm khấu hao của tất cả tài sản cố định dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là số tiền trả cho các dịch vụ mua ngoài phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Chi phí khác bằng tiền: Là các khoản chi phí bằng tiền phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh ngoài các yếu tố chi phí nói trên.
– Chi phí luân chuyển nội bộ: Là các chi phí phát sinh trong quá trình phân công và hợp tác lao động trong doanh nghiệp.
Ví dụ: Giá trị lao vụ sản xuất phụ cung cấp lẫn nhau trong các phân xưởng.
* Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo hoạt động và công dụng kinh tế
– Chi phí sản xuất: Là toàn bộ hao phí về lao động sống cần thiết , lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến việc chế tạo sản phẩm, lao vụ, dịch vụ trong một thời kỳ nhất định. Chi phí sản xuất bao gồm:
+ Chi phí NVL trực tiếp: Là toàn bộ chi phí NVL được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm, lao vụ, dịch vụ.
+ Chi phí nhân công trực tiếp: Gồm tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất và các khoản tính trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất.
+ Chi phí sản xuất chung cố định: Là những chi phí sản xuất gián tiếp thường không thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất như: Chi phí khấu hao, chi phí bảo dưỡng máy móc…và chi phí quản lý hành chính ở các phân xưởng sản xuất.
+ Chi phí sản xuất chung biến đổi: Là những chi phí sản xuất gián tiếp thường thay đổi trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất như chi phí nguyên liệu, vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp.
+ Chi phí sản xuất chung bao gồm các yếu tố chi phí sản xuất: Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí CCDC, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền.
– Chi phí ngoài sản xuất:
+ Chi phí bán hàng: Là chi phí lưu thông và chi phí tiếp thị phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, lao vụ, dịch vụ.
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là các khoản chi phí liên quan đến việc phục vụ và quản lý sản xuất kinh doanh có tính chất chung toàn doanh nghiệp.
+ Chi phí khác: Gồm chi phí hoạt động tài chính như chi phí đầu tư tài chính, chi phí liên doanh. chi phí bất thường như chi phí thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, các khoản phạt, truy thu thuế…
* Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo mối quan hệ của chi phí với các khoản mục trên báo cáo tài chính (theo mối quan hệ giữa chi phí với từng thời kỳ tính kết quả kinh doanh)
– Chi phí sản phẩm: Là những chi phí gắn liền với quá trình sản xuất sản phẩm hay quá trình mua hàng hóa để bán. Đối với doanh nghiệp sản xuất chi phí sản phẩm gồm có: Chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
– Chi phí thời kỳ: Là những chi phí để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, không tạo nên giá trị hàng tồn kho mà ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận trong kỳ phát sinh chi phí.
Chi phí thời kỳ gồm có chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí thời kỳ phát sinh vào thời điểm nào được tính ngay vào kỳ đó và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của kỳ mà chúng phát sinh và được ghi nhận trên báo cáo kết quả kinh doanh.
* Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo phương pháp hạch toán quy nạp chi phí cho các đối tượng chi phí
– Chi phí trực tiếp: Là chi phí liên quan trực tiếp đến đối tượng kế toán tập hợp chi phí như từng loại sản phẩm, công việc, hoạt động, đặt hàng…chúng ta có thể quy nạp trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí.
– Chi phí gián tiếp: Là các loại chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí khác nhau nên không hạch toán trực tiếp được mà hạch toán cho từng đối tượng theo phương pháp phân bổ gián tiếp.
* Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo mối quan hệ với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và quá trình kinh doanh
– Chi phí cơ bản: Là các chi phí có liên quan trực tiếp đến quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm như: chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí khấu hao tài sản cố định dùng trực tiếp vào sản xuất sản phẩm.
– Chi phí chung: Là các chi phí liên quan đến phục vụ và quản lý sản xuất có tính chất chung như chi phí quản lý ở các phân xưởng sản xuất, chi phí quản lý doanh nghiệp.
* Phân loại chi phí theo mối quan hệ với mức độ
– Biến phí: Là những khoản mục chi phí mà mức độ lớn của nó có quan hệ tỷ lệ thuận với mức độ của hoạt động: Giá vốn hàng mua, hoa hồng bán hàng…
– Định phí: Là những khoản chi phí mà độ lớn của nó không biến động khi mức độ của hoạt động thay đổi: Khấu hao máy móc, chi phí thuê nhà
– Chi phí hỗn hợp: Là những chi phí mà bản thân nó bao gồm các yếu tố biến phí và định phí. Ở mức độ hoạt động cơ bản, chi phí hỗn hợp thể hiện đặc điểm của định phí.
* Phân loại chi phí sản xuất theo thẩm quyền ra quyết định
– Chi phí kiểm soát được: Là chi phí mà một nhà quản trị ở một cấp quản lý nào đó xác định được lượng phát sinh của nó, có thẩm quyền quyết định về sự phát sinh chi phí đó, cấp quản lý đó kiểm soát được chi phí này
– Chi phí không kiểm soát được: Là những chi phí mà các nhà quản trị một cấp quản lý nào đó không thể dự đoán chính xác sự phát sinh của nó và không có thẩm quyền quyết định với khoản chi phí đó
* Căn cứ vào việc sử dụng chi phí trong quá trình lựa chọn các phương án
– Chi phí chênh lệch: Là những khoản chi phí có phương án này nhưng chỉ có một phần hoặc không có phương án khác.
– Chi phí cơ hội: Là chi phí bị mất đi vì lựa chọn phương án và hành động này thay vì lựa chọn phương án này hay hành động khác
– Chi phí chìm: Là chi phí đã phát sinh, nó có trong tất cả các phương án sản xuất kinh doanh được đưa ra xem xét lựa chọn.
Bài viết trên đây Tổng đài luận văn 1080 đã chia sẻ những nội dung khái quát về chi phí sản xuất. Hi vọng rằng sẽ giúp đỡ bạn phần nào trong quá trình làm luận văn hoặc trong công việc.
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- VSCO X Ứng dụng,Ảnh & Video
- Tổng hợp các gói cước 3G, 4G không giới hạn tốc độ cao của Viettel
- Chạy Grabcar thu nhập bao nhiêu? Thực hư 65 Triệu/ Tháng?
- 4 loại máy lọc nước tại vòi Panasonic được ưa dùng – Minh Long Home
- Cách lưu và xem lại các liên kết đã lưu trên Facebook