Khi các bạn cài lại win tại nhà hoặc là đi mua key bản quyền windows hoặc office có một số thắc mắc về chúng vậy hôm nay bài viết này tôi sẽ chỉ rõ cho các bạn cách phân biết các loại key đó nhé I. Phân loại phiên bản Hệ Điều Hành:
1: Beta là các phiên bản dùng thử, nhằm tung ra để người dùng sử dụng và… test lỗi, phản hồi. Bản này thường có nhiều lỗi. VD: Windows 10 bản dùng thử đầu tiên. 2: RC (Release Candidate) là phiên bản cho dùng thử trước khi sản phẩm chính thức ra đời. Đến Windows 10 thì nó có tên là Insider Preview (tên cũ Technical Preview). 3: RTM (Release To Manufacture) và Final, là phiên bản hoàn thiện sẽ được đưa vào sản xuất, đóng gói và bán ra thị trường. Bản RTM sau khi được qua các bước đóng gói, phân phối, tiếp thị,… và sẵn sàng để bán, sẽ có 3 trạng thái: Retail, VL và OEM (Lưu ý: Các bản RTM mà các bạn mới được tiếp xúc có thể tiếp tục có sự thay đổi trước khi ra bản Final). 3.1. OEM (Original Equipment Manufacturer – nhà sản xuất thiết bị gốc). Đây là những sản phẩm rẻ hơn, được đóng gói và đi kèm với những chiếc máy tính bạn mua. Các nhà sản xuất máy tính lớn như Dell, HP, Sony được phân loại như các OEM tiền bản quyền của Microsoft. Họ sẽ tùy chỉnh đĩa cài của mình bằng cách thêm các biểu tượng, drivers, và (hoặc) hotfix (bản vá lỗi). Đĩa của họ cũng bao gồm một chứng nhận đặc biệt sử dụng để xác thực BIOS máy tính của bạn. Các bản quyền này gắn liền với hệ thống của máy tính của bạn và chỉ có thể kích hoạt và sử dụng với duy nhất chiếc máy tính đó. Và bạn sẽ không được hỗ trợ công nghệ trực tiếp từ Microsoft mà sẽ được hỗ trợ thông qua nhà sản xuất thiết bị gốc. 3.2. Retail. Đây là sản phẩm bán lẻ, ít bị hạn chế hơn OEM, và bạn có thể sử dụng để kích hoạt trên các máy tính khác nhau, miễn là trong một thời điểm, giấy phép của bạn chỉ sử dụng trên một máy tính duy nhất. Với bản Retail, bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ cập nhật từ Microsft. 3.3. VL (Volume Licensing) là bản phân phối dành cho doanh nghiệp. Bản này giống hoàn toàn với bản Retail chỉ khác đó là sử dụng giấy phép bản quyền MAK (Multiple Activation Key). Chi tiết thế nào bạn xem ở phần phân loại Key nha. II. Phân biệt các loại Hệ Điều Hành:
1: Windows (Loại không có kèm ký tự ở đuôi): Bản thông thường gồm đầy đủ các thành phần. 2: Windows Professional (VL) – Volume Licese: Dùng trong các doanh nghiệp có nhiều máy tính. 1 key activate được cho nhiều máy. 3: Windows Professional K: Đây là bản được phân phối riêng tại Hàn Quốc. Trong đĩa cài của phiên bản này sẽ có chứa các đường link dẫn tới các trang web để download phần mềm của hãng thứ 3 như các phần mềm media Player, phần mềm chat cho phù hợp với người sử dụng ở HQ. 4: Windows Professional N: Có nghĩa là “Not with Windows Media Player” – “không kèm theo Windows Media Player”. Đây chính là hệ quả của phán quyết đưa ra bởi EU khi EU xử phạt MS về việc bán Windows có sẵn WIndows Media Player mà EU cho rằng đây là một hình thức độc quyền của MS. Vụ xử phạt này của EU đã khiển MS mất ~ 600 triệu EURO. Qua đó, nếu MS muốn tiếp tục “làm ăn” tại EU thì phải loại bỏ Windows Media Player ra khỏi Windows. 5: Windows Professional KN: Phiên bản dành cho người sử dụng tại HQ và ko kèm WMP (Windows Media Player) 6: Windows Professional N-VL: Ko kèm WMP (Windows Media Player) và là bản VL…. Nói tóm lại là: Windows N được làm cho thị trường EU và không bao gồm Windows Media Player. Windows KN là làm cho thị trường Hàn Quốc và không bao gồm Windows Media Player hoặc một Instant Messenger. Windows VL là khối lượng các phiên bản giấy phép cho khách hàng doanh nghiệp kinh doanh và sử dụng Mak (Nhiều Hoạt Keys) hoặc KMS (Key Management Server) để kích hoạt III. Phân loại Key:
1: Retail. Đây là dạng key dành cho mục đích bán lẻ, 1 key thường có 1-3 lần kích hoạt (hoặc khác tùy theo nhu cầu người mua liên lạc với Microsoft). Active trực tiếp bằng trình Windows Activation của Windows (Online – Offline). 2: MAK(Multiple Activation Key). Là phiên bản dành cho doanh nghiệp. Đây là key dùng để kích hoạt một hoặc một số lượng lớn máy cùng lúc bằng điện thoại (by phone) hoặc online thông qua hệ thống máy chủ KMS của Microsoft. Chủ yếu mấy doanh nghiệp nhỏ dùng món này. 3: OEM: SLP Keys – (System Locked Pre-installation). Đây là dạng Key rất phổ biến trong các máy tính được cài đặt sẵn Windows hiện nay. Key chỉ được phát hành cho các nhà sản xuất lớn như Dell, Asus, Sony,HP,… Key này làm việc trên cơ sở chứng chỉ phần cứng BIOS SLIC. Và do đó đây là loại key duy nhất có thể kích hoạt bằng offline mà không cần liên hệ với Microsoft. Key làm việc với bất kỳ hệ thống nào mà trong BIOS của MainBoard có 1 phiên bản SLIC (2.0 là Windows Vista, 2.1 là Windows 7, 3.0 là Windows 8, 3.1 là Windows 8.1, 4.0 là Windows 10). Chỉ cần cài đúng phiên bản, hệ thống sẽ tự động Active. Riêng đối với Windows 7, có 1 số máy kết hợp giữa OEM: SLP Keys và OEM:COA Keys, tức là bạn phải có đủ 3 điều kiện gồm có giấy phép SLIC trong BIOS, có file Cert và Key mới acitve được, loại kết hợp này thường thấy trên các dòng cài sẵn Windows 7 Pro/Ultimate, các dòng thấp hơn chỉ áp dụng OEM: SLP Keys. 4: OEM:COA Keys (Certificate of Authentication ). Chúng cũng là một key OEM và cần acrive online hoặc gọi điện. Key này hoạt động trên nền tảng file Cert. Nếu file Cert không hợp lí với key, key sẽ không hoạt động được. Với cơ chế này, Key hoạt động như một hình thức nhận biết sản phẩm phần mềm chính hãng. Nếu cần cài lại thì vẫn có thể active lại được nếu có file cert chuẩn. Dạng này có tại Windows XP, Windows Vista, Windows 7. Sau này dòng này bị loại bỏ và thay bởi OEM: SLP Keys. 5: OEM:NONSLP Keys (Non System Locked Pre-installation). Bản này dành cho bán lẻ hoặc các nhà sản xuất phần cứng nhỏ lẻ, không thương hiệu, kích hoạt bằng ID thiết bị. Ít phổ biến. 6: GVLK (Group Volume License Key). Là con đẻ của MAK. phương pháp hoạt động giống y hệt. Chỉ khác là Server KMS không phải là Server của Microsoft mà là 1 Server của người chủ key được Microsoft cấp chứng nhận hoạt động là quản lý bởi Microsoft. Các doanh nghiệp lớn, liên quốc gia thường dùng món này (P/S: 1 vài bản Crack hiện nay bằng KMS cũng dùng phương pháp này nhưng Server thường là Server Offline (máy tính ảo đi kèm với Crack) hoặc 1 máy chủ online không được Microsoft chứng nhận (110.noip.me)) 7: CSVLK (Microsoft Customer Support Volume License Key). Cũng là con đẻ của MAK, giống y hệt GVLK (Group Volume License Key) nhưng thay vì Server của người chủ Key thì được thay bằng 1 Server ảo trên Microsoft Azure do Microst làm và quản lý trực tiếp. Khi cần kích hoạt thì Alo lên anh Microsoft hoặc dùng hệ thống quản lý máy chủ ảo Online bật Server và khi Active xong thì tắt đi. Các doanh nghiệp lớn liên quốc gia, doanh nghiệp vừa dùng món này. IV. Phân Loại Phương Pháp Hoạt Động Key (P/S:Dành cho mấy anh đi sưu tầm Key trên mạng về Active Ké):
1: Key Active Online. Là Key MAK hoặc Retail mà trên Server của Microsoft còn lượt. Cái này bỏ vào và bật mạng lên, sau đó refesh lại desktop là ăn ngay. Key này cũng có thể đem đi gọi điện (by phone) nếu không có mạng nhưng nếu có mạng thì nên Active Online đỡ mất công. 2: Key Active Only By Phone. Là Key MAK hoặc Retail giống phía trên nhưng đã hết lượt active online. Tuy nhiên, máy chủ lưu lượt active và máy chủ active by phone không đòng bộ hóa ngay lập tức. Vì vậy chúng ta mới có thể lách luật và dùng phương pháp này. Khi 2 máy chủ này đồng bộ, Key sẽ bị Block ngay (Microsoft ngu gì để yên). 3: Key Active KMS (KMS bẩn): hoạt động y hệt GVLK (Group Volume License Key), đã giải thích ở phần P/S của GVLK (Group Volume License Key). Cái này không khác gì Crack cả, không khuyến khích anh em xài trừ khi không kiếm được 2 món phía trên. Nguồn bài viết : friend.com.vn
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- Bán tài khoản codecademy pro 600K 1 năm
- Hướng Dẫn Sửa Lỗi Usb Bằng Cách Nạp Firmware Cho Usb Kingston 8Gb Kingston
- TOP 5 Phần Mềm Dọn Rác Cho iPhone 2021 Miễn Phí | Mindovermetal
- 3 Cách Chuyển Số Điện Thoại Từ Máy Sang Sim Hiệu Quả
- Công thức chỉnh màu VSCO đang ‘HOT’