Các ký hiệu trên bảng điều khiển xe ô tô quá nhiều và khó khăn để nhận biết ý nghĩa. Chắc chắn đó là suy nghĩ của rất nhiều người, nhất là những ai lần đầu sở hữu ô tô, thậm chí những người đang sở hữu ô tô đôi khi cũng chưa thể hiểu hết ý nghĩa của từng ký hiệu trên bảng điều khiển.
Đã bao lần bạn cảm thấy bối rối, thậm chí có một chút “hoang mang nhẹ” mỗi khi một ký hiệu trên bảng điều khiển xe sáng bừng lên? Nếu bạn không nắm rõ ý nghĩa của ký hiệu ấy sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sự an toàn của bạn và làm hư hại chiếc xe.
Sẽ ra sao nếu tôi nói với bạn thật ra nhận diện ý nghĩa của những ký hiệu trên bảng điều khiển ô tô rất đơn giản và dễ nhớ? Nghe thật thú vị, phải không?
Vâng! Đó chính là những gì bạn sắp được khám phá ngay sau đây.
Trong nội dung tiếp theo, tôi sẽ đồng hành cùng bạn, giúp bạn nhận diện hình ảnh và ý nghĩa của từng ký hiệu trên bảng điều khiển xe ôtô. Tôi tin chắc, sau khi đọc xong bài viết này, bạn sẽ không còn cảm thấy lo lắng mỗi khi điều khiển xe.
Bạn đã sẵn sàng chưa? Let’s go!
Nhóm 12 ký hiệu trên bảng điều khiển xe ô tô
1: Đèn cảnh báo phanh tay: Bạn cần kiểm tra phanh tay coi có bị trục trặc gì không để mau chóng sửa chữa.
2: Đèn cảnh báo nhiệt độ: Bạn cần kiểm tra lại hệ thống nhiệt độ của động cơ, bởi nếu động cơ gặp trục trặc sẽ gây tiêu hao nhiều nhên liệu.
3: Đèn báo áp suất dầu ở mức thấp: Có trục trặc về áp suất dầu trong động cơ, hoặc bom dầu đã bị nghẹt hoặc bị hỏng.
4: Đèn cảnh báo trợ lực lái điện: Hệ thống trợ lực lái đang gặp trục trặc, làm vô lăng lái cứng hơn gây khó chịu khi sử dụng.
5: Đèn cảnh báo túi khí: Túi khí đang gặp trục trặc hoặc có túi khí bị bạn vô hiệu hóa bằng tay.
6: Cảnh báo lỗi ắc quy, máy giao điện: Ắc quy không sạc, hoặc sạc không đúng cách.
7: Đèn báo khóa vô lăng: Vô lăng của bạn đang bị khóa cứng xảy ra khi bạn tắt máy nhưng quên trả về N hoặc P.
8: Đèn báo bật công tắc khóa điện: Bạn đang bật công tắc khóa điện.
9: Đèn báo chưa thắc dây an toàn: Cảnh báo bạn chưa thắt dây an toàn hoặc dây an toàn đang bị trục trặc.
10: Đèn báo cửa xe mở: Cảnh báo cửa xe ô tô chưa đóng sát.
11: Đèn báo nắp capo mở: Cảnh báo ca pô đang mở.
12: Đèn báo capo xe mở: Cảnh báo cốp xe đang mở.
Nhóm 18 ký hiệu trên bảng điều khiển xe ô tô
13: Đèn cảnh báo động cơ khí thải: Cảnh báo động cơ khí thải có vấn đề như Hỏng dây cao áp, bộ chia điện, Hỏng bugi, Hỏng cảm biến đo gió, Cảm biến ô-xy không hoạt động, Hỏng van hằng nhiệt, Hỏng bộ lọc khí thải, Nắp xăng hở hoặc không chặt, Kẹt rơ le van lọc khí nhiên liệu.
14: Đèn cảnh báo bộ lọc hạt Diesel: Dành cho xe có bộ lọc hạt Diesel gặp trục trặc.
15: Báo cần gạt kính chắn gió tự động: Bạn cần kiểm tra hệ thống cần gạt kính chắn gió tự động.
16: Đèn báo sấy nóng bugi/dầu Diesel: Biểu thị bugi đang sấy nóng.
17: Đèn báo áp suất dầu ở mức thấp
18: Đèn cảnh báo phanh chóng bó cứng ABS
19: Đèn cảnh báo tắt hệ thống cân bằng điện tử.
20: Đèn báo áp suất lốp ở mức thấp.
21: Đèn báo cảm ứng mưa.
22: Đèn cảnh báo má phanh.
23: Đèn báo tan băng cửa sổ sau.
24: Đèn cảnh báo lỗi hộp số tự động.
25: Đèn cảnh báo lỗi hệ thống treo.
26: Đèn báo giảm xóc.
27: Đèn cảnh báo cánh gió sau.
28: Báo lỗi đèn ngoại thất.
29: Cảnh báo đèn phanh.
30: Đèn báo cảm ứng mưa và ánh sáng.
Nhóm 12 ký hiệu trên bảng táp lô xe ô tô
31: Báo điều chỉnh khoảng sáng đèn pha.
32: Đèn báo hệ thống chiếu sáng thích ứng.
33: Báo lỗi đèn móc kéo.
34: Đèn cảnh báo mui của xe mui trần.
35: Báo chìa khóa không nằm trong ổ.
36: Đèn cảnh báo chuyển làn đường.
37: Đèn báo nhấn chân côn.
38: Cảnh báo nước rửa kính ở mức thấp.
39: Đèn sương mù (sau)
40: Đèn sương mù (trước)
41: Đèn báo bật hệ thống điều khiển hành trình.
42: Đèn báo nhấn chân phanh
Nhóm 22 ký hiệu trên bảng điều khiển ô tô
43: Báo sắp hết nhiên liệu.
44: Đèn báo rẽ.
45: Đèn báo chế độ lái mùa đông.
46: Đèn báo thông tin.
47: Đèn báo trời sương giá.
48: Báo khóa điều khiển từ xa sắp hết pin.
49: Đèn cảnh báo khoảng cách giữa các xe.
50: Đèn cảnh báo bật đèn pha.
51: Đèn báo thông tin đèn xi nhan.
52: Cảnh báo lỗi bộ chuyển đổi xúc tác.
53: Đèn bảo phanh đỗ xe gặp trục trặc.
54: Đèn báo hỗ trợ đỗ xe.
55: Đèn báo xe cần bảo dưỡng.
56: Đèn báo đã có nước vào bộ lọc nhiên liệu.
57: Đèn báo tắt hệ thống túi khí.
58: Đèn báo lỗi xe.
59: Đèn báo bật đèn cos.
60: Đèn báo bộ lọc gió bị bẩn.
61: Đèn báo chế độ lái tiết kiệm nhiên liệu.
62: Đèn báo bật hệ thống hỗ trợ đổ đèo.
63: Đèn cảnh báo lỗi bộ lọc nhiên liệu.
64: Đèn báo giới hạn tốc độ.
Bạn có thấy thật sự yên tâm lái xe khi đã “thuộc nằm lòng” ý nghĩa của các ký hiệu trên bảng điều hiển xe ô tô? Tôi tin chắc chắn là có! Bởi việc làm chủ một chiếc xe ô tô gắn liền với việc bạn phải thật sự hiểu rõ về các tiện ích, tính năng và thông báo có trên bảng táp lô xe.
Nếu bạn còn có bất cứ thắc mắc gì về ký hiệu trên bảng điều khiển ô tô, hoặc bạn hãy hỏi trực tiếp nhân viên tại showroom bán xe cho bạn, hoặc đọc sách hướng dẫn lái xe an toàn khi bạn mua xe, hoặc hỏi thăm những người có kinh nghiệm về ô tô trên các diễn đàn mạng xã hội.
Hy vọng với thông tin mà tôi đã mang tới cho bạn trong bài viết này đã giúp bạn nắm rõ “tất tần tật” ý nghĩa các ký hiệu có trên bảng táp lô xe ô tô.
Nguồn: DailyXe
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- Công Thức, Cách Lai Rồng Trong Dragon City (Có Ảnh Minh Họa)
- Đọc hàng nghìn tạp chí báo in quốc tế & Việt Nam với tài khoản Magzter và tài khoản Readly
- Cách khắc phục lỗi MTP USB Device Driver cho điện thoại Android – friend.com.vn
- Lời bài hát Một Nhà – Da LAB – friend.com.vn
- cách lấy source website với HTTrack Website Copier