Việc root điện thoại sẽ giúp người dùng có thể tải và sử dụng các ứng dụng khắt khe hơn trên thiết bị. Nhưng làm thế nào để biết điện thoại Android của bạn đã được root hay chưa? Cùng friend.com.vn chia sẻ 4 cách kiểm tra điện thoại Android đã root hay chưa trong bài viết dưới đây nhé.
Tìm hiểu về Root
Root là gì?
- Root là quá trình can thiệp trực tiếp vào hệ thống để được quyền “root”, tùy chỉnh và thay đổi so với file gốc ban đầu, vượt qua hàng rào bảo mật cao của nhà sản xuất. Tuy nhiên, việc root ẩn chứa nhiều rủi ro về bảo mật của điện thoại cũng như nguy cơ bị brick máy là rất cao.
Ưu điểm và nhược điểm của Root
Ưu điểm của Root
- Cải thiện tốc độ, tăng bộ nhớ: Có những ứng dụng được nhà sản xuất cài đặt sẵn trên máy mà bạn không sử dụng cũng không thể xóa được. Root giúp bạn gỡ bỏ những ứng dụng không cần thiết đó, tải những ứng dụng khác hữu ích hơn, cải thiện tốc độ và tăng bộ nhớ cho điện thoại.
- Thay đổi giao diện: Khi bạn root điện thoại, bạn có thể thay đổi giao diện, biểu tượng hay font chữ theo ý muốn.
- Chặn quảng cáo: Sau khi root, các quảng cáo khó chịu sẽ không còn xuất hiện trên điện thoại của bạn nữa.
- Tiết kiệm pin: Root giúp bạn cài đặt xung nhịp của bộ vi xử lý và xóa những ứng dụng không cần thiết, việc này giúp tăng hiệu suất hoạt động của máy mà còn giúp tiết kiệm pin hơn.
Nhược điểm của Root
- Không còn bảo hành: Do sự can thiệp của hệ thống cài đặt của nhà sản xuất, điện thoại của bạn khi root sẽ mất hiệu lực bảo hành.
- Lỗ hổng bảo mật: Việc root thiết bị của bạn có thể ảnh hưởng đến bảo mật của bạn, khiến các tài khoản quan trọng dễ bị tấn công và đánh cắp.
- Ảnh hưởng đến thiết bị: Điện thoại của bạn có thể chạy chậm hoặc bị treo nếu ROM bạn cài đặt không tương thích.
- Brick: Nếu root không thành công có thể khiến điện thoại của bạn bị brick, lúc này điện thoại của bạn sẽ không khác gì một cục gạch vì đến cả tính năng cơ bản như nghe, gọi cũng sẽ không thực hiện được.
Vì sao nên kiểm tra thiết bị đã root hay chưa?
Để kiểm tra xem điện thoại đã bị sửa chữa gì hay chưa?
- Khi mua điện thoại, đặc biệt là khi mua điện thoại đã qua sử dụng, Phát hiện thiết bị đã Root là để xem điện thoại có bị can thiệp phần mềm nào không.
Để kiểm tra xem điện thoại còn được bảo hành không?
- Nếu điện thoại đã root thì bảo hành có thể bị vô hiệu. Vì vậy việc kiểm tra root là rất quan trọng.
- Khi mua điện thoại cũ, hãy kiểm tra root để xem nó có bị can thiệp phần mềm hay không và có được bảo hành hay không.
4 cách kiểm tra điện thoại Android đã root hay chưa
Kiểm tra điện thoại Android có ứng dụng SuperSu
- Ứng dụng SU hay còn gọi là Super User trong cửa hàng ứng dụng. Khi root thiết bị, người dùng buộc phải cài đặt TWRP (Team Win Recovery Project) rồi mới cài SU trên thiết bị, vì vậy nếu thấy thiết bị có sẵn ứng dụng này thì rất có thể nó đã được root.
- Tuy nhiên, ứng dụng SU có thể được tải xuống và cài đặt từ Play Store, không nhất thiết phải root. Đây là Cách kiểm tra điện thoại đã root hay chưa khá đơn giản nhưng hiệu quả nhận biết không được cao.
>>Đọc thêm: Hướng dẫn cách đổi mật khẩu facebook trên điện thoại và máy tính<<
Kiểm tra điện thoại Android đã root hay chưa bằng Root Checker
- Bước 1: Tải và cài đặt Root Checker trên thiết bị của bạn => TẠI ĐÂY.
- Bước 2: Mở ứng dụng => Chọn Đồng ý (AGREE) => Chọn Bắt đầu (GET STARTED).
- Bước 3: Chọn KIỂM TRA ROOT (VERIFY ROOT).
- Bước 4: Nếu có thông báo chữ màu xanh lá “Congratulations! Root access is properly installed on this device” (Chúc mừng! Quyền truy cập root đã được cài đặt hợp lệ trên thiết bị này) nghĩa là thiết bị Android đã được root. Ngược lại, nếu màn hình thông báo “Sorry! Root access is not properly installed on this device” (Rất tiếc quyền truy cập root không được cài đặt hợp lệ trên thiết bị này) nghĩa là thiết bị Android chưa được root.
Với cách sử dụng ứng dụng Root Checker để kiểm tra root, bạn hoàn toàn có thể áp dụng cách này để Kiểm tra root máy Samsung, hoặc các dòng máy chạy Android khác trên thị trường hiện nay.
>>Đọc thêm: Nhiệt độ ổ cứng SSD và HDD thế nào là bình thường<<
Kiểm tra điện thoại đã root hay chưa bằng Terminal Emulator
- Bước 1: Tải và cài đặt Terminal Emulator => TẠI ĐÂY.
- Bước 2: Mở ứng dụng => Nhập câu lệnh “su” trên cửa sổ chính => Bấm enter trên bàn phím ảo => Màn hình thông báo “not found” nghĩa là máy chưa root.
Cách kiểm tra điện thoại đã root hay chưa bằng máy tính
Bạn cũng có thể kiểm tra trạng thái gốc của Android từ PC của mình thông qua các lệnh Command Prompt. Nó sẽ phức tạp hơn một chút so với các ứng dụng trên Android, bạn sẽ cần đến công cụ ADB, phần mềm điều khiển Android trên PC (tùy hãng mà có những phần mềm điều khiển riêng). Và cuối cùng, bạn sẽ cần bật gỡ lỗi USB trên thiết bị Android của mình.
Các bước thực hiện như sau:
- Kết nối thiết bị của bạn với máy tính.
- Đảm bảo rằng thiết bị đang bật.
- Đảm bảo rằng USB Debugging được bật.
- Mở Command Prompt với đặc quyền của quản trị viên và chạy lệnh “adb shell su”.
Như hình bên dưới, khi có câu lệnh “not found” nghĩa là máy của bạn chưa được root.
Trên đây là chia sẻ 4 cách kiểm tra điện thoại Android đã root hay chưa. Chúc bạn thực hiện thành công.
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- Office 365 bao gồm bộ phần mềm văn phòng luôn được update và giao diện ngày càng dễ sử dụng hơn.
- 【2021】 3 Cách Nhận Tiền Western Union Online Vietcombank
- Hướng dẫn khôi phục ảnh đã xóa trên Facebook bằng điện thoại
- JD LÀ GÌ ? Ý NGHĨA VÀ VAI TRÒ BẠN CẦN BIẾT VỀ JD CHUẨN NHẤT – Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – VPBANK
- Hướng dẫn sửa lỗi không xuống dòng được trong Excel nhanh chóng – Thegioididong.com