Nên chọn mua nguồn máy tính (PSU) của hãng nào là tốt nhất ?

Nếu như bạn đang có ý định tự build một chiếc máy tính PC để làm việc, chơi game hoặc đơn giản là bạn muốn nâng cấp bộ nguồn (PSU – Power Supply Unit) của máy tính lên cao hơn để lắp thêm ổ cứng, card màn hình…. thì việc chọn được một bộ nguồn ưng ý, phù hợp với túi tiền và trên hết là AN TOÀN khi sử dụng là cực kỳ quan trọng.

Chính xác là như thế! như mình đã nói ở trong bai viết trước, bộ nguồn máy tính được coi là trái tim của máy tính và nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ máy tính của bạn, vì vậy bạn càng phải thận trọng hơn khi lựa chọn bộ nguồn cho máy tính.

Các thành phần, linh kiện trong máy tính của bạn có tốt đến đâu đi chăng nữa mà bạn lại lắp bộ nguồn lởm khởm, không rõ nguồn gốc thì máy tính đó sẽ sớm die thôi.

Vâng ! nói như vậy chắc là các bạn cũng đã hiểu được vấn đề rồi đúng không ? Trong bài viết này mình sẽ tổng hợp và chia sẻ lại một số bộ nguồn tốt, thương hiệu nổi tiếng, uy tín mà bạn nên sử dụng.

Nhưng khoan đã, trước khi bạn muốn chọn mua nguồn máy tính của thương hiệu nào thì bạn phải xác định mua nguồn có công suất là bao nhiêu cho hợp lý, hợp với máy tính của bạn trước đã bởi vì bộ nguồn có công suất quá lớn sẽ gây lãng phí, mà bạn cũng không tận dụng được hết sức mạnh của nó.

Ngược lại, nếu như nguồn yếu quá thì sẽ gây chập chờn => các linh kiện trong máy tính sẽ rất nhanh hỏng.

Mục Lục Nội Dung

  • I. Nên mua nguồn máy tính có công suất là bao nhiêu?
  • II. Các linh kiện có trong bộ nguồn máy tính
  • III. Phân loại thương hiệu nguồn máy tính
    • #1. Thương hiệu nguồn cao cấp
    • #2. Thương hiệu nguồn tầm trung
    • #3. Thương hiệu nguồn tầm thấp
    • #4. Thương hiệu nguồn kém chất lượng
  • IV. Thương hiệu nguồn tốt có công suất thực
  • V. Các bộ nguồn không đạt công suất danh định
  • VI. Bộ nguồn tốt, đạt chất lượng thường có những yếu tố như sau
  • VII. Đến nơi mua nguồn máy tính theo nhu cầu của bạn
  • VIII. Lời kết

I. Nên mua nguồn máy tính có công suất là bao nhiêu?

Cái này thì còn tùy thuộc vào máy tính của bạn, không có một con số chính xác được bởi vì có những máy tính sử dụng 2 ổ cứng, 2 ram, card màn hình xịn sử dụng ram cao…. thì phải yêu cầu nguồn có công suất cao hơn.

Sau đây là một số kinh nghiệm lựa chọn nguồn máy tính cho một số cấu hình máy tính mà bạn có thể tham khảo.

Công suất NguồnCấu hình máy tính300-350W- CPU lõi đơn hoặc CPU lõi kép. – Sử dụng 1 thanh RAM. – Đồ họa tích hợp, – Sử dụng 1 – 2 ổ cứng.350-450W- CPU lõi kép, 2 thanh RAM. – Card đồ họa tầm thấp (không yêu cầu nguồn phụ). – Có thể sử dụng 2 ổ cứng.500-550W- CPU lõi tứ. – Có thể sử dụng 2-4 thanh RAM. – Card đồ họa tầm trung (yêu cầu một đầu cấp nguồn 6 chân). – Có thể sử dụng 2-4 ổ cứng.600-750W- CPU lõi tứ. – Sử dụng được 4 thanh RAM. – Card đồ họa tầm cao (hai đầu cấp nguồn trở lên). – Có thể sử dụng được tầm 4 ổ cứng.> 750WCác hệ thống chạy 2 CPU và nhiều card đồ họa (SLI hoặc CrossFire).

Note: Các bạn lưu ý là không phải bộ nguồn nào cũng có công suất chuẩn như họ ghi trên sản phẩm đâu nhé. Có rất nhiều hãng sản xuất nguồn dởm, không rõ nguồn gốc.

Trên sản phẩm có thể họ ghi là 500 W nhưng công suất thực có khi chỉ được 350 W mà thôi.. cái này thì lát nữa mình sẽ liệt kê ra cho các bạn những hãng nguồn kém chất lượng và không uy tín.

II. Các linh kiện có trong bộ nguồn máy tính

Nói thêm một chút về cấu tạo của bộ nguồn cho những bạn thích vọc ngâm cứu thêm 😀

nen-chon-mua-nguon-may-tinh-cua-hang-nao
Các linh kiện có trong bộ nguồn máy tính

Trong đó:

  1. Jack để cắm dây nguồn AC
  2. Cầu chì.
  3. Diode nắn nguồn.
  4. Cặp tụ lọc nguồn chính 300V (sơ cấp).
  5. Cặp transistor công suất nguồn chính- của nguồn cấp sau (những nguồn công suất lớn hoặc mới hoặc đắt tiền thì nó là mosfet).
  6. Biến áp nguồn chính (biến áp xung).
  7. Transistor(mosfet) công suất tạo +5vSB (+5v cấp trước để khởi động).
  8. Biến áp đảo pha cho công suất nguồn chính.
  9. Biến áp xung tạo +5vSB.
  10. Diode kép.
  11. Cuộn cảm lọc nhiễu.
  12. Các tụ lọc nguồn đầu ra.
  13. IC tạo dao động và dò sai ổn áp.
  14. IC tạo dao động và dò sai ổn áp.
  15. Photo quang để hồi tiếp dò sai cho việc ổn áp.
  16. Quạt gió.
  17. Dây dẫn điện ra các tải tiêu thụ.

III. Phân loại thương hiệu nguồn máy tính

Note: Danh sách bên dưới có thể là chưa đầy đủ hết, nhưng hiện tại mình chỉ cập nhật được như vậy thôi. Sẽ bổ sung thêm các hãng, tên thương hiệu khác nếu có. Nếu như bạn có kinh nghiệm trong vấn đề này thì hãy chia sẻ bằng cách comment phía bên dưới bài viết nhé !

#1. Thương hiệu nguồn cao cấp

Bao gồm các thương hiệu nổi tiếng như Seasonic, Silverstone, Antec Corsair (đều sử dụng nguồn của Seasonic).

=> Khỏi cần phải nói thì các bạn cũng biết ưu điểm khi sử dụng thương hiệu nguồn cao cấp đúng không ?

  • Chất lượng ổn định.
  • Sử dụng linh kiện cao cấp.
  • Bộ nguồn này rất phù hợp cho dân ép xung (Overclock), cũng như các hệ thống máy tính đắt giá. Tuy nhiên chất lượng tốt thì thường tỷ lệ thuận với giá thành => giá khá đắt so với các loại nguồn khác 😀

#2. Thương hiệu nguồn tầm trung

Bao gồm các thương hiệu như: FSP, Acbel, Cooler Master Thermaltake. Các ưu điểm khi chọn mua nguồn tầm trung đó là:

  • Giá thành hợp lý.
  • Mặc dù không sử dụng linh kiện cao cấp để sản xuất như nguồn cao cấp nhưng nó vẫn đảm bảo chất lượng nhé các bạn.

#3. Thương hiệu nguồn tầm thấp

Bao gồm các thương hiệu như Huntkey, Arrow Golden Field. Một số đặc điểm của nguồn tầm thấp đó là:

  • Giá cả khá rẻ so với 2 thương hiệu nguồn ở bên trên.
  • Sử dụng chất liệu, linh kiện giá rẻ để cắt giảm chi phí sản xuất. Những loại nguồn này thường có giá thành khá rẻ và thường thì các bộ nguồn này không đạt công suất định danh.
  • Vừa đủ đạt tiêu chuẩn ATX ,

#4. Thương hiệu nguồn kém chất lượng

Mình có lời khuyên luôn với các bạn là nên tránh xa loại này nhé. Những loại nguồn này thường có giá thành cực rẻ, chất lượng kém vô cùng và thường thì những loại nguồn này đều vô danh tính (Noname).

Note: Lưu ý là mình sẽ không cung cấp giá trong bài viết này nhé, vì giá thành có thể thay đổi theo thời gian.

Mình chỉ liệt kê ra tên thương hiệu thôi nhé, bạn có thể tìm trên Google với những tên thương hiệu mà bạn đang quan tâm để tham khảo giá và xem thêm thông tin về bộ nguồn đó nhé.

IV. Thương hiệu nguồn tốt có công suất thực

Dưới đây sẽ là một số thương hiệu nguồn tốt có công suất thực, có nghĩa là chuẩn với thông số ghi trên sản phẩm nên bạn có thể yên tâm mà sử dụng:

Seasonic, Silverstone, Antec, Corsair, FSP, Acbel, Cooler Master, Thermaltake, AmacroX, Delta, Gigabyte.Nếu như bạn không có nhu cầu quá cao thì mình khuyên bạn nên chọn bộ nguồn có công suất thực tầm 400W là đẹp nhất, sau này nếu như bạn có nhu cầu nâng cấp thì cũng sẽ vẫn dùng được.

V. Các bộ nguồn không đạt công suất danh định

nen-chon-mua-nguon-may-tinh-cua-hang-nao-1

Dưới đây sẽ là danh sách các bộ nguồn không đạt công suất danh định, có nghĩa là công suất không khớp với thông tin ghi trên sản phẩm.

ARROW, BEVOD, COLORSit, DeLUX, DRAGON, eMaster, FRONTIER, GOLDEN, HuntKey, JETEK, M@GIC, MAXIMA POWER, ORIENT, PEGASUS, POCA, SWITCH POWER SUPPLY hay EVEREST, SD, SP, Vertex, Vision 3G.

=> Các thương hiệu nguồn máy tính này không phải là không sử dụng được mà chỉ là công suất họ ghi trên sản phẩm không đúng với công suất thực của nó mà thôi.

Bạn cứ phải xác định trừ đi một nửa công suất ghi trên sản phẩm, ví dụ như nó ghi công suất là 400 W thì công suất thực chỉ trên dưới 200 W một chút thôi nhé.

VI. Bộ nguồn tốt, đạt chất lượng thường có những yếu tố như sau

+ Dây điện được bọc dạng tròn: Dây điện nguồn gồm nhiều sợi nhỏ kết hợp lại với nhau nên chúng thường khá vướng víu khi đưa vào bên trong case máy tính.

Để giải quyết vấn đề này thì nhà sản suất sẽ bó gọn chúng trong ống lưới hay vỏ sợi kim loại chống nhiễu. Đặc biệt, một số dây nguồn còn có lớp bảo vệ UV, phát sáng khi bị tia cực tím chiếu vào.

+ Lưới thoát nhiệt hình tổ ong: Với những bộ nguồn thoát nhiệt bằng quạt gió thông dụng, dạng lưới tổ ong sẽ cho phép luồng không khí đi ra ngoài rất dễ dàng, tăng mức giảm nhiệt, tăng công suất và tuổi thọ của thiết bị.

Bạn cũng sẽ gặp các sản phẩm với lưới dạng tròn hoặc dạng dải, tuy nhiên hiệu năng kém hơn.

+ Tích hợp UPS: Một số bộ nguồn có tích hợp thành phần lưu điện (UPS) để phòng trường hợp mất điện đột ngột gây hại cho phần cứng của máy tính.

Ưu điểm của các sản phẩm dạng này là bạn sẽ không cần phải mua thêm bộ lưu điện bên ngoài nữa, tuy nhiên nhược điểm của nó là khi ắc quy bị chai hoặc trục trặc sẽ rất khó thay thế.

+ Đồng hồ đo tải: Lọai bộ nguồn này sẽ thông báo cho người dùng biết tổng công suất hệ thống đang sử dụng là bao nhiêu.

Các mức chỉ số được theo dõi liên tục trong chế độ thời gian thực, nhờ thế bạn có thể tiến hành nâng cấp khi nhận thấy bộ nguồn liên tục bị quá tải.

+ Dây điện riêng cho quạt: Một số nguồn điện có riêng dây Molex 4 chân với kí hiệu “Fan Only” để người dùng gắn các loại quạt làm mát vào đó.

Thông thường những nguồn này cũng sẽ kèm theo chiết áp để chỉnh điện thế của dây Fan Only để thay đổi tốc độ quay của quạt.

+ Fanless Design – SuperQuiet: Những nguồn với chứng nhận dạng này thường tập trung xử lý vấn đề tiếng ồn nhờ lớp vỏ nhôm.

Bên trong là các khối tản nhiệt đồng cực lớn kèm theo hệ thống ống dẫn nhiệt heatpipe đồ sộ. Nhờ khả năng truyền tải nhiệt hiệu quả của các heatpipe kèm theo những lá đồng nên các bộ nguồn loại này không cần tới quạt làm mát và tuyệt đối không phát sinh âm thanh nào trong khi hoạt động.

+ Modular Concept: Như mình đã nói ở bên, những bộ nguồn được thiết kế kiểu này cho phép tháo rời các dây cắm và chỉ sử dụng những sợi nào cần thiết để tiết kiệm diện tích vốn khá chật hẹp bên trong thùng Case máy tính.

+ Khe điện phía sau: Việc đưa cổng Molex ra phía sau của nguồn sẽ đem lại nhiều lợi ích hơn bạn tưởng. Những loại đèn trang trí, các ổ đĩa cứng gắn ngoài qua giao tiếp e-SATA thường thấy trên các BMC sẽ thực sự được hưởng lợi từ kiểu thiết kế này.

+ Bộ nguồn đôi: Một số bộ nguồn hoặc Case máy tính cao cấp thường tặng kèm người dùng một cáp chuyển cho phép cắm 2 bộ nguồn cùng nuôi máy tính để tăng công suất. Thiết kế này đòi hỏi bạn phải tự bố trí thêm khoảng trống cho bộ nguồn thứ hai.

VII. Đến nơi mua nguồn máy tính theo nhu cầu của bạn

Giá cả sẽ thay đổi theo từng thời điểm, bạn có thể tham khảo ở cả 2 link để tìm ra sản phẩm với giá cả phù hợp nhất nhé:

Click vào đây để xem chi tiết & đặt mua nguồn máy tính trên Sendo

Hoặc:

Click vào đây để xem chi tiết & đặt mua nguồn máy tính trên Shopee

VIII. Lời kết

Trên đây là các thông tin liên quan đến việc chọn mua nguồn mà bạn nên nắm được. Còn bây giờ câu hỏi ” nên mua nguồn má tính của hãng nào ” có lẽ bạn đã tự trả lời được rồi chứ 😀

Hi vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn, chúc các bạn thành công !

Đọc thêm:

  • Cấu tạo của máy tính bao gồm những bộ phận nào ?
  • [Thảo luận] Nên mua Laptop của hãng nào ? Dell, HP, Asus, Acer….
  • [Tư vấn] Nên mua máy tính đồng bộ hay máy tính lắp ráp ?
  • Kinh nghiệm nâng cấp phần cứng máy tính Laptop & PC
  • Hướng dẫn cách kiểm tra nguồn máy tính còn sống hay không!
  • [Tips] Hướng dẫn tính công suất tiêu thụ điện của máy tính bàn (PC)

Kiên Nguyễn – friend.com.vn

Bài viết đạt: 4.4/5 sao – (Có 27 lượt đánh giá)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *