Sữa và các sản phẩm từ sữa là một mặt hàng nhu yếu phẩm rất quan trọng và được bán phổ biến. Nhưng khi thị trường đã nhiều người bán như vậy, kinh doanh sữa có lời không? Câu trả lời tùy thuộc vào cách kinh doanh của bạn.
1. Kinh Doanh Sữa Vào Năm 2021 Có Lời Không?
Sữa là thức uống thiết yếu với rất nhiều đối tượng: trẻ nhỏ, trẻ em, thanh thiếu niên, người già. Bất cứ ai cũng có thể uống sữa mỗi ngày vì đây là loại thức uống bổ dưỡng, dễ uống và phổ biến. Ngoài dùng để uống thì sữa còn được sử dụng trong nấu ăn, làm bánh, làm các món tráng miệng,…
Tuy nhiên, nhiều người cũng lo ngại mặt hàng này đã có quá nhiều người bán nên khó cạnh tranh. Đây là một vấn đề thực tế đối với mặt hàng phổ biến. Nhưng sữa và sản phẩm từ sữa thì đã thuộc nhóm ngành hàng thiết yếu, tức cầu rất lớn, rất rộng. Kinh doanh sữa có lời không đương nhiên còn phụ thuộc vào cách bạn vận hành việc kinh doanh. Nhưng chắc chắn sản phẩm này sẽ có các ưu thế sau đây:
- Mức thu nhập và chất lượng đời sống của người Việt ngày càng tốt hơn. Các gia đình, nhất là gia đình có con nhỏ có nhu cầu mua sữa, đặc biệt là sữa cao cấp, chất lượng ngày càng cao.
- Các hãng sữa trong và ngoài nước ngày càng nhiều và phát triển, chứng minh tiềm năng của thị trường vẫn rất khả quan trong tương lai dài.
- Sữa cũng có rất nhiều loại sữa từ sữa cho trẻ nhỏ đến sữa cho người lớn. Mặt hàng đa dạng sẽ cho nguồn thu đa dạng.
2. Những Điều Cấm Kỵ Khi Kinh Doanh Sữa Năm 2021
2.1. Đầu tư ít vốn
Kinh doanh sữa chủ yếu có 2 lựa chọn: mở đại lý/cửa hàng chuyên bán sữa hoặc bán hàng tạp hóa có sản phẩm sữa. Nhiều người nghĩ cửa hàng bán sữa không cần đầu tư quá nhiều tiền vì mỗi hộp sữa giá thường chỉ trung bình vài chục đến vài trăm ngàn đồng, lần nhập hàng đầu không tốn nhiều tiền.
Thực tế, nếu muốn mở một cửa hàng sữa quy mô trung bình và đầy đủ sản phẩm phục vụ tốt nhu cầu thị trường, bạn sẽ phải đầu tư trên 100 triệu đồng. Con số cụ thể thì còn tùy thuộc vào quy mô và khu vực mở cửa hàng. Nếu mở siêu thị sữa thì đầu tư vài tỷ đồng cũng là chuyện bình thường. Nhưng bán sữa online thì vốn chắc chắn lại ít hơn nhiều.
2.2. Không kinh doanh sữa online
Rất nhiều người mặc định rằng sữa là mặt hàng chỉ có kiểu kinh doanh truyền thống là mở cửa hàng, có mặt bằng. Hiện tại, kinh doanh online đã là vô cùng phổ biến, nhất là ở thành thị nhưng với mặt hàng như sữa, nhiều người vẫn có thói quen mua ở ngoài cửa hàng hơn. Thường nếu mua online, mọi người hay tìm sữa nhập ngoại xách tay không hoặc khó kiếm ở ngoài hàng.
Nhưng điều đó không có nghĩa thói quen của khách hàng sẽ không thay đổi. Thậm chí, chính vì người tiêu dùng chưa có thói quen thì mới càng khiến sữa trở thành mặt hàng kinh doanh online tiềm năng. Ngoài ra, mở siêu thị sữa online cũng tiết kiệm vốn hơn rất nhiều so với mở cửa hàng. Bạn sẽ loại bỏ được một loạt các khoản chi phí: thuê mặt bằng, mua kệ tủ trưng bày,…
2.3. Không đăng ký kinh doanh
Khi bắt tay vào lập kế hoạch kinh doanh, mọi người thường cân nhắc kinh doanh sữa có lời không, lời bao nhiêu, cần nhập hàng bán hàng như thế nào,… mà quên mất một việc vô cùng quan trọng, đó là phải đăng ký kinh doanh. Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP của Chính phủ, bất cứ một hình thức hoạt động thương mại kinh doanh nào cũng phải đăng ký giấy phép kinh doanh. Cửa hàng, siêu thị bán sữa dù to hay nhỏ cũng không phải là ngoại lệ. Việc đăng ký giấy phép kinh doanh không hề khó khăn. Chúng ta có thể thực hiện nhanh chóng bằng cách làm thủ tục tại UBND cấp quận/huyện nơi mở cửa hàng. Nếu đến lúc kiểm tra mà không có giấy phép, bạn sẽ bị phạt hành chính và gặp rủi ro không đáng có.
3. 5 Bước Cần Lưu Ý Cho Việc Kinh Doanh Sữa Thành Công
3. 1. Lên kế hoạch ngay từ ban đầu
Mở đại lý sữa có lời không ngoài yếu tố ngoại cảnh (thị trường) thì vẫn phụ thuộc rất nhiều vào cách bạn vận hành kinh doanh. Mở cửa hàng sữa cũng như mọi mặt hàng khách không phải là dễ dàng, sẽ luôn có nhiều vấn đề cần giải quyết và khó khăn nhất định.
Kế hoạch kinh doanh chi tiết, đầy đủ, được nghiên cứu kỹ càng là điều cần thiết với mọi người làm kinh doanh. Hãy mở ra bản phác thảo trong thời gian ngắn hạn lẫn dài hạn. Ít nhất chúng ta phải hình dung được các yếu tố:
- Nhập nguồn hàng từ đâu: đại lý, chợ hay nhập trực tiếp từ nhà sản xuất, nhà phân phối
- Nhóm khách hàng hướng tới như thế nào: sở thích, thói quen, thu nhập, độ tuổi, hạn mức chi tiêu, tần suất mua sắm,…
- Trang thiết bị bán hàng cần những gì: kệ trưng bày, tủ lạnh, tủ đông, biển quảng cáo, máy thanh toán, hệ thống camera an ninh, hệ thống đèn chiếu sáng, kho trữ hàng,…
3.2. Xác định vốn đầu tư chính xác
Như đã nói ở trên, vốn để mở cửa hàng bán sữa theo cách truyền thống không nhỏ, phải từ khoảng tối thiểu 100 triệu đồng trở lên. Để xác định nguồn vốn cụ thể, chúng ta cần tính các khoản phí sau:
- Chi phí thuê mặt bằng kinh doanh (nếu không có sẵn mặt bằng)
- Chi phí mua các trang thiết bị cần thiết
- Chi phí nhân viên
- Chi phí nhập hàng lần đầu
- Chi phí dự trữ cho các khoản lặt vặt và đề phòng rủi ro
Nếu không đủ vốn trong tay, bạn có thể xem xét đến việc vay vốn kinh doanh từ ngân hàng. Còn nếu bán hàng online thì chắc chắn vốn đầu tư sẽ thấp hơn, như đã nói ở trên.
3.3. Trang trí và thiết kế cửa hàng như thế nào?
Bất kì một cửa hàng kinh doanh nào thì việc thiết kế cũng là một chi tiết quan trọng mà nhiều người vẫn còn xem nhẹ. Cửa hàng đẹp, khang trang, bắt mắt, tạo thiện cảm chắc chắn sẽ thu hút khách hàng hơn, nhất là khách hàng mua lần đầu.
Với cửa hàng sữa, chúng ta nên bày trí theo phong cách đơn giản, màu sắc tươi sáng, sạch sẽ. Cách sắp xếp sản phẩm cũng cần thân thiện, trực quan. Ví dụ, nếu kinh doanh sữa tươi hạn sử dụng ngắn thì nên bày ở vị trí dễ thấy bên ngoài để dễ tiêu thụ hơn. Cửa hàng cũng cần có tủ lạnh để bảo quản sản phẩm nhất định. Vì là bán đồ uống thực phẩm nên bạn phải đảm bảo cửa hàng luôn vệ sinh, sạch sẽ ở mọi ngóc ngách.
3.4. Nhập hàng từ đâu?
Kinh doanh sữa có lời không và lời được bao nhiêu tùy thuộc vào yếu tố này rất nhiều. Bạn nhập hàng với giá càng rẻ thì tiền lãi chênh lệch tất nhiên càng cao. Có một số nguồn hàng nhập chính như sau:
- Nhập từ nhà sản xuất/phân phối: Với lựa chọn này, chúng ta sẽ được hưởng mức giá niêm yết từ tận gốc rất hấp dẫn. Nhưng hầu hết nhà sản xuất/phân phối sẽ yêu cầu số lượng mua hàng đủ lớn nhất định. Nếu mua nhiều và là khách hàng quen, chúng ta có thể còn được hưởng ưu đãi, chế độ của khách hàng VIP.
- Nhập từ đại lý lớn trong khu vực: Bạn có thể tìm đại lý trên mạng, qua người quen,… Điều quan trọng là tìm hiểu về độ uy tín của đại lý, tránh mua phải sữa giả, sữa nhái, sữa sắp hết hạn sử dụng.
- Nhập từ ứng dụng VinShop: Hiện nay người bán hàng sản phẩm tạp hóa (trong đó bao gồm sữa) còn có một lựa chọn thú vị khác nữa là mua trên tiệm tạp hóa công nghệ VinShop. Cách mua hàng tạp hóa sỉ trên đây đơn giản như khi bạn shopping online hằng ngày. Mặt hàng của VinShop đảm bảo đủ đa dạng, giá tốt và được giao hàng tận nơi.
3.5. Chọn sản phẩm nào nhập về bán?
Việc lựa chọn sản phẩm sao cho hợp thị hiếu, nhu cầu khách hàng là rất quan trọng. Ở bước đầu, chúng ta có thể sẽ gặp khó khăn trong khâu này. Trước khi nghĩ đến kinh doanh sữa có lời không, chúng ta phải giải quyết câu hỏi làm cách nào để bán được hàng đã.
Vì vậy, bạn cần nghiên cứu kỹ thị trường. Trước tiên hãy chọn các sản phẩm phổ biến, nổi tiếng nhất (như từ các thương hiệu Vinamilk, TH True Milk, Ba Vì Milk, Đà Lạt Milk,…) để bán. Sau đó xác định các dòng sản phẩm khác (nếu muốn) như sữa bột trẻ nhỏ, sữa dinh dưỡng cho người già, sữa chua uống, sữa chua lợi khuẩn, sữa đậu nành, sữa ngoại nhập giới trẻ thích như sữa chuối Hàn Quốc,…
Sau một thời gian kinh doanh nhiều mặt hàng chủng loại, bạn sẽ có cái nhìn tổng thể hơn khách hàng trong khu vực của mình thích gì, cần gì. Từ đó, chúng ta tập trung nhập các sản phẩm bán chạy và giảm bớt mặt hàng không bán được.
4. Các Câu Hỏi Thường Gặp Khi Mở Đại Lý Sữa
- Giải quyết hàng tồn kho như thế nào?
Các mặt hàng sữa tươi, sữa chua, váng sữa,… thường có hạn sử dụng ngắn, có thể chỉ vài ngày. Vậy nên bạn cần nhập hàng số lượng vừa đủ, không nên nhập quá nhiều mỗi lần. Sản phẩm sắp đến hạn có thể kích thích tiêu thụ bằng cách khuyến mãi giảm giá cho khách hàng.
Đối với dòng sữa bột, sữa để được lâu hơn, bán sữa bột có lãi không cần tính đến việc chọn lựa hàng nhập cẩn thận hơn. Vì giá thành mỗi hộp sữa bột cao hơn nhiều sữa tươi chai, hộp, vỉ,…
- Mở cửa hàng sữa có nên bán thêm mặt hàng khách không?
Câu trả lời tất nhiên là có. Càng nhiều mặt hàng kinh doanh thì chúng ta càng có nhiều nguồn doanh thu. Nhưng bạn nên chọn mặt hàng nào có liên quan, phù hợp, tốt nhất nên là thực phẩm, đồ uống. Ví dụ tiêu biểu có thể kể đến là bán kem, nước uống như nước dừa, nước hoa quả,…
Kinh doanh sữa có lời không không phải câu hỏi chính, mà quan trọng là chúng ta kinh doanh như thế nào. Đây chắc chắn là một lĩnh vực kinh doanh tốt, an toàn cao đáng tham khảo cho những ai đang muốn kinh doanh!
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- Droid4X: Tổng hợp lỗi Droid4X và cách khắc phục
- MoreLangs cho Android 6.1.0 – Cài tiếng Việt cho điện thoại Android
- Cách Viết Email Thông Báo Nghỉ Việc Bằng Tiếng Anh Cực Chuyện Nghiệp
- Một số cách sửa lỗi Start Menu trên Windows 10 ngừng hoạt động
- Cách nói chuyện với chị Google trên iPhone, Android, máy tính PC