“Cô Ba Sài Gòn” là bộ phim lấy ý tưởng từ thập niên của những năm 60. Phim được công chiếu vào nửa cuối năm 2017 và trở thành hiện tượng của làng phim điện ảnh Việt Nam. Tuy phim nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều, khen có chê có nhưng bộ phim vẫn được cho là đáng xem. Hãy cùng xem review phim với Bách hóa XANH nhé.
Lấy bối cảnh Sài Gòn năm 1969, đả nữ Ngô Thanh Vân cùng với ekip làm phim và dàn diễn viên đã cho ra đời những thước phim vô cùng đẹp mắt với tà áo dài thướt tha. Sau thành công vang dội của “Tấm Cám: Chuyện Chưa Kể”, phim điện ảnh thứ ba do Ngô Thanh Vân sản xuất – “Cô Ba Sài Gòn” được khán giả vô cùng trông đợi.
Cái tên của đả nữ như một dấu mộc bảo chứng về sự chỉn chu, sáng tạo trong từng thước phim. Nhưng liệu rằng “Cô Ba Sài Gòn” có thật sự là một tác phẩm điện ảnh tuyệt vời, đáng xem như lời truyền thông đưa tin không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về bộ phim này.
1 Thông tin phim
Điểm IMDb: 6.7/10 Ngày ra mắt: 10/11/2017 Thể loại phim: Lãng mạn, chính kịch Thời lượng: 100 phút Quốc gia: Việt Nam Đạo diễn: Trần Bửu Lộc, Kay Nguyễn Diễn viên chính: Hồng Vân, Ngô Thanh Vân, Ninh Dương Lan Ngọc, Diễm My 6x, Diễm My 9x, Sơn Thạch.Giải thưởng nổi bật: Cánh Diều Vàng 2017 cho Phim xuất sắc nhất, Liên Hoan Phim Lần Thứ 20 cho Giải thưởng của ban giám khảo. Link trailer phim: Cô ba Sài Gòn
2 Tóm tắt nội dung phim
Bộ phim xoay quanh câu chuyện của ba mẹ con bà Thanh Mai và sự nghiệp phát triển giữ gìn nhà may Thanh Nữ. Vào năm 1969, nhà may Thanh Nữ là nhà may nổi tiếng bậc nhất xứ Sài thành, gia đình 9 đời đều may áo dài.
Bà Thanh Mai có 2 người con gái. Một người là Như Ý, con gái ruột của bà và một người là Thanh Loan, người con gái bà nhận nuôi.
Trớ trêu thay, ngay từ đầu Như Ý – truyền nhân của nhà may Thanh Nữ đã không có hứng thú với áo dài, thậm chí cô còn không thể may nổi một chiếc áo dài.
Như Ý cho rằng áo dài tượng trưng cho sự cũ kĩ và lạc hậu, vì vậy cô chọn đi theo con đường may âu phục, đồ Tây.
Trong một lần, lúc Như Ý đang đi tìm vải may đồ thì cô nhìn thấy bộ áo dài bằng tấm vải gấm quý được truyền từ thời tổ tiên được mẹ cô may.
Trên đó còn ghi tên của Như Ý, cô bèn mặc thử. Kỳ lạ thay, khi cô mặc chiếc áo dài vào, bằng cách nào đó mà viên ngọc trên ngực của cô đã cuốn cô vào vòng thời gian, đưa Như Ý đến năm 2017 và gặp được chính mình 48 năm sau.
Sau khi xuyên không đến thời hiện đại, cô nhận được hung tin là tiệm may Thanh Nữ đã lụi tàn, ngôi nhà tổ tiên mà má cô để lại cũng đang có nguy cơ bị siết.
Như Ý đã phải tự mình trải qua biết bao nhiêu thử thách, học cách bỏ đi cái tôi và sự kiêu ngạo của “Đệ nhất thanh lịch Sài Gòn”, từng bước một chinh phục con đường thời trang hiện đại để nắm bắt được cơ hội lấy lại ngôi nhà.
3 Hình ảnh/Kỹ xảo
“Cô Ba Sài Gòn” được cho là đầu tư quá đẹp mắt về mặt tạo hình cho trang phục của nhân vật cũng như màu sắc cho cả bộ phim.
Vừa có tình yêu với chiếc áo dài, vừa muốn truyền tải niềm yêu qúy cho quốc phục của Việt Nam cho giới trẻ, Ngô Thanh Vân và Thủy Nguyễn đã quyết định đưa áo dài thời xưa lên màn ảnh rộng, đầu tư nhiều hơn cho khâu thiết kế để hợp mắt với người xem.
Những chiếc áo dài bắt mắt cùng với nội dung phim giải trí, nhẹ nhàng đã thành công trong việc chạm đến trái tim của khán giả.
Hình ảnh cố gắng của Như Ý trong việc giành lại ngôi nhà tổ tiên cũng như tự mình tìm về với cội nguồn nghề nghiệp của má cô đã truyền tải đến người xem thông điệp về gia đình, tầm quan trọng của việc gìn giữ các giá trị truyền thống.
4 Âm thanh
Bộ phim chú trọng về mặt hình ảnh nên cũng không có quá nhiều nhạc xuất hiện trong phim. Trong phim xuất hiện một số bài kinh điển xưa với giai điệu bắt tai như: Đêm đô thị, 60 năm cuộc đời, Một thoáng quê hương, Mộng chiều xuân.
Bên cạnh đó với sự góp mặt của một số giọng hát trẻ cũng khiến cho mạch phim trở nên nhộn nhịp hơn, trùng khớp với hai không gian hiện tại và quá khứ của phim.
Ta phải kể đến Tân thời của Jun Phạm và nhạc phim chính thức tạo nên cơn hit có cùng tên với bộ phim – bài hát Cô Ba Sài Gòn với phần thể hiện của nữ ca sĩ Đông Nhi.
5 Diễn xuất
Tuy rằng bộ phim được khen rất nhiều về mặt hình ảnh nhưng trong lối diễn của dàn diễn viên còn vấp phải rất nhiều tranh cãi. Đa số các cảnh phim của “Cô Ba Sài Gòn” đều là cảnh nội, kể cả những cảnh phim ở quá khứ năm 1969.
Điều đó vừa khó cho khán giả trong việc đặt bản thân vào cuộc hành trình trở về quá khứ cùng phim, vừa khó cho diễn viên trong việc thể hiện cảm xúc.
Tất cả những gì diễn viên thể hiện trong phim dường như chỉ đang cố gồng mình để bám theo kịch bản, hoàn toàn không có cơ sở ngoại cảnh để làm vững tâm lí nhân vật cũng như làm chắc mạch phim. Đây có lẽ là điểm trừ lớn nhất của “Cô Ba Sài Gòn”.
6 Ý nghĩa phim
“Cô Ba Sài Gòn” mang đến cho khán giả thông điệp về hậu quả của việc tự cao về bản thân, tầm quan trọng của các giá trị truyền thông, tầm quan trọng của gia đình. “Núi cao còn có núi cao hơn”, cần phải biết cố gắng và không được khinh thường người khác để đề cao bản thân.
Bên cạnh đó cũng không được quên cội nguồn, gốc gác. Phải biết nguồn cội của bản thân ở đâu, từ đó phát triển bản thân và giữ gìn truyền thống đó.
7 Một số đánh giá về phim
Theo đánh giá của nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã: Cô Ba Sài Gòn dù chất lượng nghệ thuật chưa hẳn đã tốt nhưng nó mang dấu ấn dân tộc và dấu ấn cá nhân rất rõ nét.
Trong lúc rất nhiều đạo diễn đi theo xu hướng thương mại, giải trí thì ê-kíp làm phim này đã “ngược dòng” làm phim tôn vinh giá trị văn hóa dân tộc.
“Rõ ràng, với xu thế hội nhập như hiện nay, việc đề cao bản sắc dân tộc sẽ rất có lợi thế. Ít nhất là nó mang tính nhận diện.
Trong khi đó, rất nhiều phim của Việt Nam hiện nay khi mang công chiếu ở nước ngoài hoặc là không biết phim của nước nào hoặc là nhầm với phim của nước khác” – nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã cho biết.
Nếu bạn là một khán giả khó tính, đòi hỏi một bộ phim phải vừa được đầu tư về mặt hình ảnh, lại vừa phải có chiều sâu về mặt nội dung, mọi thứ thuộc về phim phải thật hoàn hảo thì “Cô Ba Sài Gòn” quả thật có thể làm bạn hài lòng tuyệt đối.
Tuy nhiên, những gì bạn cần chỉ là những thước phim đẹp, nhẹ nhàng, đủ để mang đến cho bạn một tâm trạng thoải mái khi xem thì chắc chắn “Cô Ba Sài Gòn” là bộ phim mà bạn nên xem qua. Những tà áo dài thướt tha được đầu tư kỹ lưỡng sẽ không khiến bạn phải thất vọng.
Nhâm nhi snack và thưởng thức phim hay cùng Bách hóa XANH nhé:
Có thể bạn quan tâm:
- Review phim Wonder Woman: Nữ thần chiến binh (2017)
- Review phim Cô gái đến từ hôm qua (2017)
- Review phim Captain Marvel (2019) – Nữ quyền lên ngôi
Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- Bị mất âm thanh trong win 7 trên máy tính khắc phục như thế nào?
- Cách ẩn không cho người khác thấy Like và Comment trên Facebook – Simple Page
- Hướng Dẫn Root Bluestacks 2015, Root Có Lợi & Hại Như Thế Nào
- Top 4 Phần mềm Phát Wifi từ Laptop Win 10, 7, XP Miễn phí
- Cung cầu là gì? Phân tích cung – cầu và giá cả thị trường của một mặt hàng tiêu dùng