Giấy phép lái xe là một trong những giấy tờ cá nhân cần thiết mang theo khi tham gia giao thông. Vậy trường hợp không mang giấy phép lái xe có bị phạt không? Có bị CSGT giữ xe không?
1. Không mang giấy phép lái xe bị phạt bao nhiêu tiền năm 2021?
Trả lời:
Khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ đã liệt kê cụ thể các loại giấy tờ mà người điều khiển phương tiện giao thông bắt buộc mang theo, gồm:
– Đăng ký xe;
– Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới;
– Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới;
– Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Có thể thấy, khi tham gia giao thông, người lái xe bắt buộc phải mang theo Giấy phép lái xe. Đây được coi là một trong những vật bất ly thân của người lái xe khi đi đường.
Nếu không mang Giấy phép lái xe, người điều khiển phương tiện sẽ bị Cảnh sát giao thông (CSGT) xử phạt hành chính theo Nghị định số 100/2019/NĐ-CP với các mức sau:
– Đối với ô tô, áp dụng mức xử phạt 200.000 – 400.000 đồng (điểm a khoản 3 Điều 21);
– Đối với xe máy, bị phạt 100.000 – 200.000 đồng (Điểm c khoản 2 Điều 21).
Lưu ý, đối với trường hợp không có giấy phép lái xe, bị áp dụng mức xử phạt nặng hơn nhiều so với việc quên mang. Cụ thể:
– Người điều khiển xe máy không có Giấy phép lái xe sẽ bị phạt 800.000 – 1,2 triệu đồng (khoản 5 Điều 21 Nghị định 100);
– Người điều khiển ô tô không có Giấy phép lái xe bị phạt từ 04 – 06 triệu đồng (khoản 8 điều 21 Nghị định 100).
Không mang giấy phép lái xe bị phạt bao nhiêu tiền? (Ảnh minh họa)
2. Không mang giấy phép lái xe có bị CSGT tạm giữ xe không?
Trả lời:
Căn cứ khoản 3 Điều 82 Nghị định 100/2019, tại thời điểm kiểm tra, nếu người điều khiển phương tiện không xuất trình được Giấy phép lái xe thì CSGT sẽ lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi không có Giấy phép lái xe và tạm giữ phương tiện theo quy định.
Cũng theo Điều này, trong thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm, nếu người vi phạm xuất trình được Giấy phép lái xe thì CSGT ra quyết định xử phạt về hành vi không mang theo Giấy phép lái xe.
Ngược lại, nếu quá thời hạn hẹn giải quyết, người vi phạm mới xuất trình được hoặc không xuất trình được Giấy phép thì phải chấp hành quyết định xử phạt hành vi không có Giấy phép lái xe.
Như vậy, với lỗi không mang Giấy phép lái xe, CSGT hoàn toàn có quyền tạm giữ phương tiện. Thời hạn tạm giữ phương tiện theo quy định tại khoản 8 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Nếu vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh thì được kéo dài thời hạn tạm giữ nhưng không quá 30 ngày.
Không mang giấy phép lái xe có bị giữ xe không? (Ảnh minh họa)
3. Đã thi sát hạch có được coi là đã có giấy phép lái xe không?
Trả lời:
Căn cứ Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có quy định như sau:
“Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
….
b) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không mang theo Giấy đăng ký xe;
c) Người điều khiển xe mô tô không mang theo Giấy phép lái xe.”
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 5 Điều 21 Nghị định 100, người điều khiển phương tiện không có Giấy phép lái xe sẽ bị phạt 800.000 – 1,2 triệu đồng.
Chiếu theo quy định trên, người có thẩm quyền xử phạt trong lĩnh vực giao thông chỉ căn cứ vào việc đang tham gia giao thông mà không mang theo hoặc không có giấy phép lái xe để xử phạt mà không căn cứ vào việc đã thi sát hạch bằng lái hay chưa.
Vì vậy, khi bị CSGT kiểm tra mà không xuất trình được bằng lái xe thì sẽ bị xử phạt.
4. Để nhận lại xe bị tạm giữ cần chuẩn bị giấy tờ gì?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Nghị định 31/2020/NĐ-CP, việc trả lại phương tiện bị tạm giữ chỉ được thực hiện khi có quyết định bằng văn bản của CSGT.
Sau khi có quyết định trả lại phương tiện, người được giao nhiệm vụ quản lý, bảo quản phương tiện sẽ trả lại phương tiện theo trình tự như sau:
Bước 1: Kiểm tra quyết định trả lại phương tiện; kiểm tra thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân của người đến nhận.
Lưu ý: Người đến nhận lại phương tiện phải là người vi phạm hoặc chủ sở hữu phương tiện bị tạm giữ.
Bước 2: Yêu cầu người đến nhận lại phương tiện đối chiếu với biên bản tạm giữ để kiểm tra về chủng loại, số lượng, khối lượng, chất lượng, đặc điểm, hiện trạng của phương tiện bị tạm giữ dưới sự chứng kiến của cán bộ quản lý.
Bước 3: Lập biên bản bàn giao phương tiện bị tạm giữ. Như vậy, khi đến nhận lại xe bị tạm giữ, người vi phạm cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
– Quyết định trả lại phương tiện;
– Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân;
Đáng chú ý, bên cạnh việc xuất trình các giấy tờ trên để nhận lại xe bị tạm giữ, người vi phạm còn phải trả chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản phương tiện trong thời gian bị tạm giữ.
Trên đây là các thông tin liên quan đến vấn đề không mang giấy phép lái xe có bị giữ xe không. Nếu còn thắc mắc liên quan đến vấn đề này, độc giả vui lòng để lại câu hỏi tại đây.
Xem thêm:
Hướng dẫn thủ tục cấp lại giấy phép lái xe bị mất mới nhất
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- So sánh Note 20 Ultra và Note 20 Ultra 5G: Khác biệt ở đâu?
- Win 7 Ultimate Lite – Nhanh, Mượt, Nhẹ 2018 – friend.com.vn
- Tải video youtube bằng idm, download video Youtube bằng Internet Downl
- Cách chèn chữ vào ảnh, viết chữ lên ảnh trên điện thoại, thêm chữ vào
- 4 đặc điểm để phân biệt loa nghe nhạc và loa hát karaoke – Firstsound