Từ xưa đến nay, các sơ đồ chiến thuật trong bóng đá luôn có sự thay đổi và được biến đổi tùy theo triết lý của các huấn luyện viên. Sơ đồ chiến thuật bóng đá 4 2 2 2 là một biến thể được nâng cấp từ 4-4-2, một sơ đồ vô cùng quen thuộc và làm nên nét đặc trưng của bóng đá Anh những năm thập niên 80 đến đầu những năm 2000. Trong bài viết dưới đây, V9Sport sẽ gửi đến bạn những thông tin chi tiết về sơ đồ chiến thuật 4-2-2-2.
Đội hình 4-2-2-2 là gì?
Đội hình 4-2-2-2 là sơ đồ chiến thuật thiên về tấn công nhưng cũng không kém phần chắc chắn với 2 tiền vệ phòng ngự án ngữ trước 4 hậu vệ. 2 tiền vệ phòng ngự cửa có vai trò hỗ trợ phòng ngự vừa triển khai bóng lên trên trong trận đấu.
Sơ đồ 4-2-2-2 sẽ gồm có: 1 Thủ môn, 4 Hậu vệ (1 Hậu vệ cánh trái + 2 Trung vệ + 1 Hậu vệ cánh phải), 2 tiền vệ phòng ngự, 2 tiền đạo cánh và chơi cao nhất là 2 tiền đạo cắm.
Cách vận hành sơ đồ đội hình 4-2-2-2 trong bóng đá
Cách vận hành sơ đồ chiến thuật 4-2-2-2, đội bóng sẽ được chia làm 4 khu vực chính. Cụ thể đó là 4 khu vực gồm: hàng phòng thủ, khu vực tiền vệ phòng ngự, tiền đạo cánh và khu vực tiền đạo tấn công. Mỗi khu vực đảm nhận vai trò riêng biệt và cùng vận hành để chiến thuật 4-2-2-2 phát huy hiệu quả tốt nhất.
Các khu vực cần chú ý khi áp dụng lối chơi đội hình 4222
Khu vực phòng thủ
Trong chiến thuật 4-2-2-2, hàng thủ 4 người cũng được bố trí và vận hành tương tự các sơ đồ gồm 4 hậu vệ khác như 4-4-2, 4-2-3-1 hay 4-5-1. 4 hậu vệ sẽ phối hợp để chống lại các pha tấn công của đối phương, giải tỏa sức ép cho thủ môn và có thể là hỗ trợ triển khai bóng lên trên. Hai hậu vệ cánh có vai trò lên công về thủ quan trọng trong cách chơi thiên về tấn công biên trong sơ đồ 4-2-2-2.
Khu vực tiền vệ phòng ngự
Thành bại của chiến thuật 4-2-2-2 chính là ở hàng tiền vệ với 2 tiền vệ phòng ngự chơi ngay trước bộ tứ vệ. Tiền vệ phòng ngự có vai trò quan trọng bởi sơ đồ 4-2-2-2 không có tiền vệ trung tâm thuần túy nào, vì vậy trách nhiệm đánh chặn và triển khai bóng lên tuyến trên sẽ do 2 tiền vệ phòng ngự (CDM) đảm nhận. Thường thì 2 cầu thủ của chiến thuật 4222 phòng ngự phản công sẽ chơi theo thiên hướng 1 chuyên đánh chặn và 1 là tiền vệ box-to-box để vận hành tốt nhất sơ đồ 4-2-2-2 trong bóng đá.
Khu vực tiền đạo cánh
Tiền đạo cánh chính là 2 mũi khoan lợi hại phục vụ cho mục tiêu tấn công của đội bóng. Hai tiền vệ cánh sẽ vừa đóng vai trò cung cấp bóng cho 2 tiền đạo cắm tuyến trên vừa có nhiệm vụ kết hợp với 2 hậu vệ cánh dâng cao để tạo ra các đường tấn công biến ảo hơn. Sự thay đổi linh hoạt khu vực hoạt động từ cánh hoặc bó vào trung lộ cũng là điểm mạnh của 2 tiền vệ cánh trong việc tấn công cũng như xây dựng lối chơi từ tuyến sau.
Khu vực tiền đạo ghi bàn
Tiền đạo cắm cũng là khu vực quan trọng để đem lại chiến thắng cho đội hình chiến thuật 4-2-2-2. Sơ đồ 4-2-2-2 tấn công là chủ yếu nên đây sẽ là nhiệm vụ chủ yếu và tận dụng các đường tạt từ 2 cánh và các pha phối hợp từ 2 hậu vệ cánh dâng cao. Ngoài ra, 2 tiền vệ công sẽ hỗ trợ mở khoảng trống, tạo các đường chọc khe để tạo cơ hội dứt điểm cho 2 tiền đạo. Ngoài ra, 2 tiền đạo ở trên cũng có nhiệm vụ thu hút các hậu vệ đối phương và mở khoảng trống cho các cầu thủ tuyến sau.
Vai trò của từng vị trí cầu thủ trong chiến thuật đội hình 4-2-2-2
Trước khi vào mùa giải chính, các cầu thủ sẽ trải qua giai đoạn tập huấn trước mùa giải để làm quen với kỹ chiến thuật và ý đồ của ban huấn luyện. Qua các trận đấu giao hữu cũng như tập chiến thuật, các cầu thủ sẽ hiểu rõ và nắm bắt vai trò, vị trí của mình trên sân để vận hành chiến thuật một cách tốt nhất.
Sau đây, các bạn hãy cùng V9Sport tìm hiểu cách xếp đội hình 4-2-2-2 với từng vị trí trên sân theo các phân tích dưới đây:
Thủ môn
Trong sơ đồ 4-2-2-2, thủ môn cũng có vai trò chính là chốt chặn cuối cùng để ngăn cản các pha dứt điểm nguy hiểm từ đối thủ. Như bất kỳ thủ môn nào khác, thủ môn trong chiến thuật này cần có khả năng phản xạ, cản phá bóng cũng như khả năng tuyển soát vòng 16m50 thật tốt. Chơi chân tốt cũng không phải là yếu tố quá cần cho thủ môn trong sơ đồ chiến thuật bóng đá 4 2 2 2 bởi đã có 2 tiền vệ phòng ngự án ngữ trước 4 hậu vệ nên việc triển khai bóng hay thoát pressing từ tuyến dưới sẽ không gặp phải áp lực quá lớn.
Phẩm chất cần thiết nhất với thủ môn lúc này sẽ là khả năng ra vào, kiểm soát các pha bóng bổng hay những đường tạt sệt từ hai cánh. Khi khu trung lộ được bảo vệ tương đối kín kẽ, đối thủ sẽ dồn bóng ra hai cánh để xuống biên tấn công nhiều hơn. Chưa kể việc hậu vệ cánh khi dâng cao sẽ để lại khoảng trống để đối thủ đánh vào biên nhiều hơn. Vì vậy, việc ra vào bắt bóng, phá bóng hay phán đoán điểm rơi là kỹ năng tối quan trọng lúc này với các thủ môn.
Trung vệ
2 trung vệ trong sơ đồ chiến thuật 4-2-2-2 đảm nhiệm chính vai trò bảo toàn mảnh lưới khung thành đội nhà trước sức tấn công từ đối phương. Do thủ môn không thường xuyên băng ra ngoài vòng cấm nên sự quyết đoán, nhanh nhẹn trong việc đưa ra quyết định cản phá là điều mà 2 trung vệ cần có. Sự kết hợp giữa 2 trung vệ là tối quan trọng khi một người băng lên một người ở sau sẽ bọc lót và sẵn sàng cản phá sau khi bóng bật ra.
Ngoài ra, hai hậu vệ cánh thường dâng lên để chồng biên hỗ trợ tấn công nên các khoảng trống lộ ra ở đằng sau cần được hai trung vệ trám vào. Hai trung vệ cần sẵn sàng băng ra, cản phá các tình huống xuyên phá từ 2 cánh của đối phương. Thêm nữa, 2 trung vệ cũng có thể yêu cầu 2 tiền vệ phòng ngự lùi xuống để hợp thành bộ ba trung vệ, qua đó xây dựng hàng thủ chắc chắn hơn.
Hậu vệ cánh
Vị trí của hậu vệ cánh đặc biệt quan trọng trong đội hình 4 2 2 2 cũng tương đồng với sơ đồ 4-4-2 khi đóng vai trò lên công về thủ trong suốt trận đấu. Có thể coi vai trò của 2 hậu vệ cánh trong sơ đồ này giống như 2 tiền vệ box-to-box chơi ở hai cánh. Không chỉ phòng ngự mà các pha dâng cao để chồng biên cùng hai tiền vệ/tiền đạo cánh sẽ là điểm nhấn mà jai hậu cánh tạo ra.
Vì lối chơi và vai trò tương đối tốn sức nên thể lực, tốc độ cùng khả năng bứt tốc đoạn ngắn là phẩm chất mà các hậu vệ cánh cần sở hữu. Họ cũng cần có khả năng phối hợp, tạo khoảng trống cho 2 tiền đạo cánh và kéo dãn hàng phòng ngự của đối phương. Kỹ năng leo biên rồi tạt vào trong cho các tiền đạo băng cắt dứt điểm cũng là kỹ năng cần có đối với các hậu vệ cánh. Ngoài ra, trả bóng về tuyến hai cho các tiền vệ công dứt điểm cũng là lựa chọn hợp lý cho các hậu vệ cánh.
Tiền vệ phòng ngự
Sơ đồ 4-2-2-2 trong bóng đá, vai trò của hai tiền vệ phòng ngự được ví như trái tim của sơ đồ này bới chiến thuật này vận hành mà không có tiền vệ trung tâm, vì vậy việc đánh chặn, luân chuyển bóng từ tuyến dưới lên cũng như kết nối các tuyến trên sân với nhau. Cũng bởi không có tiền vệ trung tâm nên lối chơi của 2 tiền vệ phòng ngự thường sẽ theo hướng của 2 tiền vệ box-to-box. Hai cầu thủ trong chiến thuật 4-2-2-2 phòng ngự phản công thường là sự kết hợp của 2 CDM trong đó 1 cầu thủ chuyên đánh chặn, thu hồi bóng còn một cầu thủ đảm nhận việc cầm nhịp luân chuyển quả bóng lên cho 4 cầu thủ tấn công phái trên.
Thể lực là yếu tố quan trọng cùng khả năng chuyền dài, thoát pressing tốt là điều cần có của 2 tiền vệ phòng ngự. Thêm nữa, khả năng sút xa cũng là một phẩm chất khác rất cần ở 2 tiền vệ phòng ngự bởi khi đối thủ phong tỏa 2 cánh thì việc phá thế bế tắc bằng các cú sút tầm xa là vũ khí lợi hại và có sức sát thương rất lớn. Điển hình cho cặp tiền vệ phòng ngự này có thể kể đến là cặp Kante – Pogba tại đội tuyển pháp hay cặp Matic – Pogba tại Manchester United.
Tiền đạo cánh
Chiến thuật cho đội hình 4-2-2-2, tiền đạo cánh sẽ thường đảm nhận vai trò xuyên phá, mở ra các pha tấn công nguy hiểm từ hai cánh hoặc khai thác các khoảng trống mà tiền đạo cắm tạo ra ở phía trên. Có nhiều lựa chọn về vai trò cũng như cách di chuyển của 2 tiền đạo cánh này. Đó có thể là hai tiền vệ tấn công lệch cánh (RAM và LAM) hoặc 2 tiền vệ cánh thuần túy (RM và LM). Tùy theo yêu cầu chiến thuật cũng như thế trận và đối thủ mà các chiến lược gia sẽ đưa ra lựa chọn phù hợp ở vị trí của 2 tiền vệ cánh.
Cụ thể, nếu HLV sử dụng cặp RAM và LAM thi đấu ở hai cánh thì các pha tấn công biên sẽ được ưu tiên hơn bởi tốc độ và kỹ thuật xuyên phá tốt từ 2 cánh. Ngược lại, nếu thuần là 2 tiền vệ cánh LM và RM thì các pha tấn công từ trung lộ hợp với 2 tiền đạo cắm ở trên sẽ được ưu tiên hơn. Sự biên ảo và linh hoạt vai trì, vị trí của 2 tiền vệ cánh là điểm mạnh lớn của chiến thuật 4-2-2-2.
Tiền đạo cắm
Với cặp tiền đạo trên hàng công, mỗi chiến lược gia sẽ có cachs sắp xếp và lựa chọn của riêng mình. Đó có thể thuần là 2 tiền đạo cắm để hỗ trợ, phối hợp độc lập tác chiến và gây sức ép thường trực khiến đối thủ không dám dâng quá cao để pressing. Chúng ta cũng có thể sử dụng một tiền đạo mục tiêu và một tiền đạo thứ hai đóng vai trò tiền đạo lùi, di chuyển rộng để tạo ra khó khăn cho phán đoán của đối phương. Ngoài ra, sử dụng một số 9 ảo để sẵn sàng lùi xuống chuyển sang biến thể 4-2-3-1 cũng là lựa chọn đột phá mà các HLV có thể sử dụng.
Hai tiền đạo cần có thể lực, tốc độ tốt cũng kỹ năng dứt điểm từ mức ổn trở lên để sẵn sàng độc lập tác chiến khi cần thiết. Cũng có thể một tiền đạo cao lớn sẽ hợp cùng một tiền đạo nhỏ con nhưng giàu tốc độ, bổ sung cho nhau tạo nên bộ đôi tiền đạo tương đối hoàn hảo và khó để đối thủ ngăn chặn.
Điểm mạnh khi sử dụng chiến thuật đội hình 4 2 2 2
Lối chơi vô cùng linh hoạt, dễ dàng điều chỉnh theo diễn biến trận đấu
Với sơ đồ 4-2-2-2, điểm mạnh lớn là đội bóng sẽ có lối đá linh hoạt, đa dạng về chiến thuật tùy theo diễn biến trên sân. Chiến thuật này có thể linh hoạt giữa tập trung tấn công cánh hoặc chuyển về tấn công trung lộ với 2 tiền đạo chơi bên trên. Không chỉ tấn công hiệu quả với 2 tiền đạo hỗ trợ bên trên mà khi cần phòng ngự, 2 tiền vệ phòng ngự ở trước mặt bộ tứ vệ cũng là tấm khiên vững chắc trước sức công từ đối phương.
Kiểm soát bóng tốt hơn khu trung tuyến
Trong chiến thuật 4-2-2-2, tuyến giữa có khả năng kiểm soát bóng tương đối tốt ở khu trung lộ với sự hỗ trợ gây sức ép từ 2 tiền vệ cánh và 2 tiền đạo. Sự xuất hiện thường trực của 4 cầu thủ tấn công ở bên trên khiến đối thủ luôn phải cắt cử người theo kèm và tạo điều kiện cho các cầu thủ chơi ở cánh tận dụng khoảng trống để tấn công.
Tấn công 2 cánh tốt hơn
Điểm mạnh trong tấn công của sơ đồ 4-2-2-2 là những pha tấn công từ biên khi 2 biên đều có sự kết hợp của một hậu vệ cánh và một tiền vệ cánh. Do tuyến giữa đã có 2 tiền vệ phòng ngự hỗ trợ phòng thủ tốt nên lối chơi mở rộng tấn công theo chiều dài sân ra 2 cánh là rất phù hợp. Những pha chồng biên sẽ được thực hiện thường xuyên nhờ tốc độ của 2 tiền vệ cánh và khả năng dâng cao của 2 hậu vệ cánh. Những đường tạt sệt hoặc tạt bổng vào trong vòng cấm sẽ rất lợi hại vì có 2 cầu thủ tấn công ở trên.
Nhược điểm khi sử dụng sơ đồ đội hình 4–2–2–2
Không có một sơ đồ chiến thuật nào là hoàn hảo và luôn tồn tại những điểm yếu bị khai thác. Dưới đây, chúng ta hãy phân tích những hạn chế của chiến thuật cho đội hình 4222:
- Thể lực bị bào mòn rất nhanh: Đây là điều dễ thấy khi lối chơi tấn công theo chiến thuật 4-2-2-2 bởi các cầu thủ chơi ở hai cánh phải lên công về thủ liên tục trong cả trận. Muốn khắc phục điểm yếu này, huấn luyện viên cần có sự điều chỉnh chiến thuật hợp lý và chọn thời điểm phù hợp để tăng tốc tấn công giành chiến thắng.
- Hai hậu vệ cánh là tử huyệt: Trong chiến thuật 4-2-2-2, các tình huống chống phản công luôn là vấn đề lớn đặc biệt là ở vị trí hai cánh. Do lối chơi chủ yếu tập trung từ 2 biên nên khu vực trung lộ sẽ là điểm yếu để đối thủ khai thác. Thêm nữa, khoảng trống để lại sau 2 cánh khi các hậu vệ cánh dâng cao là rất lớn và dễ bị hở sườn để đối thủ khai thác.
Cách khắc chế sơ đồ 4-2-2-2
Để khắc chế sơ đồ chiến thuật 4-2-2-2, sơ đồ chúng ta thường dùng có thể được xem là sơ đồ 4-3-2-1, 4-5-1 hay thậm chí là sơ đồ 3-5-2. Điểm cốt lõi ở đây để đối chọi lại điểm mạnh từ cánh của sơ đồ 4-2-2-2 là tập trung đông quân số ở tuyến giữa với từ 3 đến 5 tiền vệ nhằm bóp nghẹt trung tuyến, pressing để 2 tiền vệ phòng ngự buộc phải có sự hỗ trợ từ cầu thủ tuyến trên. Có thể thấy, việc điều chỉnh chiến thuật cho đội hình 4-2-2-2 vừa hạn chế được các pha bóng nguy hiểm từ 2 hành lang biên vừa tận dụng được việc khu trung tuyến khá trống để tấn công bằng các cú chọc khe và tấn công vỗ mặt từ trung lộ.
Các biến thể của chiến thuật đội hình 4-2-2-2
Sơ đồ siêu tấn công 4-2-4
Cấu tạo đội hình
Gồm 4 hậu vệ (1 hậu vệ cánh trái + 2 trung vệ + 1 hậu vệ cánh phải), 2 tiền vệ + 2 tiền đạo cánh + 2 tiền đạo cắm.
Vận hành
Chiến thuật đôi 4222 có thể dễ dàng chuyển sang sơ đồ siêu tấn công 4-2-4 với việc 2 tiền vệ cánh dâng cao để trở thành sơ đồ 4-2-4. Khi đó việc tấn công sẽ khoán hẳn cho 4 cầu thủ tấn công tuyến trên và gần như khối đội hình chia làm 2 khu vực phòng thủ và tấn công vô cùng rõ rệt. Với sơ đồ 4-2-4, khả năng tấn công sẽ là vô cùng biến ảo từ đánh trung lộ đến những pha tấn công xuyên phá từ 2 biên với 2 tiền đạo cánh cùng 2 trung phong ở phía trong. Sơ đồ 4-2-4 sẽ được lựa chọn trong thế trận dồn toàn lực kiếm bàn thắng hoặc để tận dụng nhân lực tấn công dồi dào của đội bóng.
Sơ đồ kim cương 4-4-2
Cấu tạo đội hình:
4 hậu vệ (1 hậu cánh trái + 2 trung vệ + 1 hậu vệ cánh phải), 4 tiền vệ + 2 tiền đạo
Vận hành
Như chúng ta có thể thấy, sơ đồ 4-2-2-2 dễ dàng chuyển về sơ đồ kim cương 4-4-2 với việc 2 tiền vệ cánh/tiền vệ công lùi xuống để hợp thành 4 tiền vệ trung tâm ở giữa sân. Sơ đồ này sẽ được sử dụng khi cần kiểm soát tốt hơn tuyến giữa cũng như phòng thủ chắc hơn ở khu vực trung tuyến. Ngoài ra, sự cân bằng là điều mà 4-4-2 kim cương tỏ ra vượt trội hơn so với sơ đồ 4-2-2-2.
Điển hình các đội áp dụng thành công đội hình 4-2-2-2
Sơ đồ 4 2 2 2 của Real Madrid dưới thời Jose Mourinho
Mourinho nổi tiếng với lối chơi chắc chắn và lấy phòng thủ làm tôn chỉ trước khi nghĩ tới chiến thắng. Tuy nhiên, khi sở hữu trong tay dải ngân hàng của Real Madrid với các cầu thủ tấn công đẳng cấp như Ronaldo, Benzema, Bale thì Mourinho đã từng nhiều lần sử dụng sơ đồ 4222 để tận dụng tối đa nhân sự tấn công của đội bóng hoàng gia. Thành công đã đến với Người đặc biệt khi ông đưa Real lên ngôi vô địch La Liga với số điểm kỷ lục 100 điểm cùng với 126 bàn thắng. Thành công của huấn luyện viên Mourinho đã cho thấy sức tấn công của 4-2-2-2 nếu có đủ nhân sự phù hợp sẽ đáng sợ đến mức nào.
Sơ đồ 4-2-2-2 giúp Barca ăn 3 dưới thời Luis Enrique
Mùa giải 2014/2015, Barcelona dưới thời Enrique đã chuyển từ cách chơi triển khai bóng từ sân nhà sang lối chơi trực diện hơn với sự có mặt của bộ ba nguyên tử M-S-N. Tuy nhiên, khi thiếu đi một trong 3 mũi khoan trên hàng công, sơ đồ 4-2-2-2 thiên về tấn công đã được HLV người Tây Ban Nha sử dụng và đem lại hiệu quả trong các trận đấu.
Chiến thuật đội hình 4-2-2-2 này, 2 tiền đạo sẽ là Messi và Neymar chơi theo thiên hướng tiền đạo lùi và một số 9 ảo, kết hợp 2 tiền vệ cánh với lối chơi sáng tạo là Iniesta và Ivan Rakitic tạo nên sức tấn công khủng khiếp cho El Blaugrana. Mấu chốt ở đây là các tam giác 3 người ban bật cũng như xuống biên hay các miếng đánh trung lộ vô cùng biến ảo giúp khả năng tấn công của Barca trở nên biến ảo và có sức sát thương rất cao. Thêm nữa, 2 tiền vệ phòng ngự Busquets và Mascherano thực sự là 2 tiền vệ chơi CDM hoàn hảo cho sơ đồ 4222.
Dù là sơ đồ biến thể của sơ đồ cổ điển 4-4-2 nhưng 4-2-2-2 lại có sự tiến hóa và nâng cấp hơn khá nhiều về mặt tấn công cũng như sự biến sảo trong lối chơi. Qua bài viết, V9Sport hy vọng đã đem lại thông tin đầy đủ, chi tiết nhất giúp các bạn hiểu rõ về chiến thuật 4-2-2-2.
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- Học Kinh tế ra làm gì? Các việc làm ngành kinh tế phổ biến nhất – Joboko
- Top 10 Địa chỉ cửa hàng mua xe trả góp uy tín tại Thanh Hóa | Lãi xuất 0%
- TOP 9 phần mềm vẽ bản đồ địa lý miễn phí, tốt nhất, dễ sử dụng
- Cách loại bỏ virus cloudnet
- Lee Dong Wook là người hay hồ ly trong Bạn trai tôi là hồ ly